Chương trình tiếng Anh tăng cường PSE theo hình thức xã hội hóa là điểm sáng trong Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GDĐT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 do UBND tỉnh ban hành năm 2021.

Tăng cường tiếng Anh qua việc học từ mới giúp làm phong phú vốn từ vựng giao tiếp cho trẻ

Với sự hỗ trợ của các công cụ trực tuyến, trẻ có thể dễ dàng tra cứu ý nghĩa và cách phát âm từ mới. Nhưng để con học từ một cách có hệ thống, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ học từ vựng theo chủ đề. Ví dụ chủ đề trường học, du lịch, động vật… Phụ huynh có thể cùng trẻ cắt giấy thành từng mảnh nhỏ, sau đó viết từ cùng nghĩa của từ lên đó. Hoặc chúng ta có thể tách riêng thành 2 bộ thẻ tiếng Anh – tiếng Việt để cùng trẻ chơi đoán từ. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm một số cách học từ mới sáng tạo như sau:

Cùng con tăng cường tiếng Anh qua các hoạt động giao tiếp thực tế hằng ngày

Các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống chính là những chủ đề tốt nhất giúp con luyện giao tiếp bằng tiếng Anh. Phụ huynh có thể cùng con tập các mẩu hội thoại xoay quanh việc dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối, giải trí, thời tiết… Hoạt động thực hành tiếng Anh có thể diễn ra vào bất cứ khung giờ nào, có thể là trò chuyện trên bàn ăn, trước khi đi ngủ. Để kích thích sự tham gia tích cực của con, ba mẹ hãy thử tổ chức các trò chơi như “1 giờ chỉ dùng tiếng Anh”, hay là cuộc thi “Ai nói được nhiều câu tiếng Anh hơn?”.

Bằng cách này, trẻ sẽ được thực hành nói tiếng Anh một cách tự nhiên và gần gũi với những gì đang diễn ra mỗi ngày xung quanh trẻ, từ đó tập cho trẻ phản xạ ngôn ngữ tự nhiên. Bên cạnh đó, luyện nói tiếng Anh thường xuyên cũng giúp trẻ thêm tự tin, dạn dĩ, không còn ngại ngùng khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Phụ huynh hãy để trẻ thoải mái tập nói, đừng đặt nặng việc trẻ nói đúng ngữ pháp hay không.

Bên trên là 3 gợi ý cho câu hỏi “cách tăng cường tiếng Anh là gì?” của phụ huynh. Dù hoạt động mà phụ huynh chọn là gì, thì yếu tố cốt lõi vẫn là sự duy trì thường xuyên, cũng như hoạt động đó phải mang lại sự thích thú học ngoại ngữ cho trẻ.

HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP INSPIRE – KHAI NGUYÊN

Để được tư vấn chi tiết về chương trình học, Quý phụ huynh vui lòng đặt lịch hẹn:

Hotline: 0888 500 488 (TP. HCM) – 0888 500 611 (Vũng Tàu)

Nhiều phụ huynh thắc mắc chương trình Tiếng Anh tăng cường là gì? Nó mang đến lợi ích gì cho con? Vì sao trường Trương Vĩnh Ký áp dụng chương trình này vào thời khóa biểu? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết nhé!

Khái niệm chương trình Tiếng Anh tăng cường là gì?

Thực tế, chương trình tiếng Anh tăng cường thu hút sự chú ý vì hiệu quả học tập của chương trình này tại mọi cấp học, từ Tiểu học đến THCS và THPT. Nhiều học sinh phản hồi tích cực với những kiến thức mới mẻ mà họ được tiếp cận trong chương trình này.

Về khái niệm, có thể hiểu đơn giản, Tiếng Anh tăng cường là chương trình bổ sung thêm số tiết học Anh ngữ, nhiều hơn so với quy định của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Tuy nhiên, số tiết học sẽ bổ sung cân bằng với thời gian biểu và các môn học khác của học sinh. Điều này là để học sinh học Tiếng Anh hiệu quả với tần suất vừa đủ.

Lợi ích của các giờ học Tiếng Anh tăng cường

Chìa khóa của việc thành công trong việc học tiếng Anh, hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, chính là luyện tập đều đặn và tiếp xúc sâu với ngôn ngữ. Gia tăng số tiết học tiếng Anh tại trường mang lại cơ hội thực hành nhiều hơn cho học sinh. Từ đó, học sinh có thể phát triển toàn diện cả 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Số lượng học sinh ít, giúp giáo viên dễ dàng tập trung vào từng cá nhân, tăng cường khả năng cải thiện kết quả học tập của họ.

Ngoài việc nâng cao trình độ tiếng Anh, chương trình này còn mang lại lợi ích là tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc với môi trường giao tiếp phong phú hơn, thực hành nhiều hơn. Điều này giúp hình thành thói quen và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12. Đặc biệt, đối với môi trường Tiếng Anh EFL – English as a Foreign Language, việc giao tiếp thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ này.

Giải pháp tăng cường tiếng Anh là gì? 3 hoạt động rèn luyện cho trẻ ngay tại nhà

Không ít phụ huynh gặp khó khăn trong việc giúp con trau dồi kiến thức mới tại nhà khi không có sự tương tác và hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt ngoại ngữ là một môn học cần sự sinh động và phương pháp giúp trẻ hứng thú khi học. Vậy bí kíp để tăng cường tiếng Anh cho bé là gì? Các hoạt động gợi ý sau đây sẽ phần nào giúp phụ huynh ôn tập lại kiến thức cũ cho con và học thêm một số nội dung mới đơn giản.

Hoạt động tăng cường tiếng Anh: Cùng trẻ ôn lại bài đã học trên lớp

Hoạt động đầu tiên và đơn giản nhất chính là giúp con thường xuyên ôn lại bài cũ đã học. Ở hoạt động này, phụ huynh có thể nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên để biết phương pháp và nội dung cần ôn tập cho con. Ba mẹ có thể giúp trẻ ôn lại toàn bộ các từ vựng đã học, cách phát âm, giải thích ý nghĩa của từ và tập viết sao cho đúng.

Với những phụ huynh sử dụng tốt tiếng Anh, có thể cùng trẻ tập các mẫu hội thoại đơn giản có trong sách và giúp trẻ ôn lại các điểm ngữ pháp đã học. Với trẻ từ lớp 3 trở lên, có thể tự làm bài tập một mình thì phụ huynh có thể tìm mua cho bé sách bài tập tiếng Anh có kèm lời giải để trẻ làm thêm khi ở nhà. Ở những chỗ bé chưa hiểu, phụ huynh có thể trợ giúp hoặc giúp con liên lạc với giáo viên ở trường.

Vậy yếu tố quan trọng nhất mang lại sự hiệu quả cho việc tăng cường tiếng Anh là gì? Chính là việc duy trì hoạt động này thật đều đặn. Gia đình chỉ cần dành ra mỗi tuần từ 1-2 ngày, mỗi ngày khoảng 20 phút, là đã có thể giúp trẻ ôn lại bài cũ rồi.

Các môn học áp dụng Tiếng Anh tăng cường tại trường Trương Vĩnh Ký

Hiện nay, chương trình Tiếng Anh tăng cường của nhà trường sẽ được áp dụng linh hoạt vào nhiều môn học khác nhau. Cụ thể:

Điểm nổi bật trong chương trình Tiếng Anh tăng cường của trường Trương Vĩnh Ký là:

Chúng tôi hy vọng đã cung cấp đủ thông tin cho quý phụ huynh để hiểu rõ hơn về mô hình tiếng Anh tăng cường, bao gồm đặc điểm nổi bật và lợi ích. Hy vọng phụ huynh đã có cho mình thông tin cần thiết qua bài viết mà tvk.edu.vn chia sẻ trên đây.

Bên cạnh chương trình tiếng Anh chính khóa của Bộ GD&ĐT, bắt đầu từ năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần đầu tiên triển khai thêm Chương trình Tiếng Anh tăng cường vào các trường THCS. Với những cam kết về quy trình, lộ trình và chất lượng đầu ra, Chương trình Tiếng Anh tăng cường, thực hiện từ tháng 10/2021 đối với khối lớp 6 và áp dụng cho toàn cấp THCS đến năm 2025, sẽ mang lại những lợi ích thực tiễn cho số đông học sinh.

1. Tiếng Anh là tiêu chí tuyển thẳng, xét tuyển vào các đại học top đầu trong nước, là điều kiện du học

Tuyển sinh thông qua các Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS (Academic), Cambridge, TOEFL iBT… là phương thức phổ biến của nhiều trường đại học lớn trên thế giới. Trong nước, từ năm 2018, nhiều trường Đại học top đầu như Ngoại thương, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Thương mại... đã bổ sung phương thức này vào quy chế tuyển sinh.

Từ năm 2020, Bộ GD&ĐT quy định, học sinh có điểm tiếng Anh IELTS đạt từ 4.0 trở lên, sẽ được quy đổi ra điểm 10 và được miễn thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia. Các trường đại học đã nhanh chóng triển khai nhiều hình thức, phương thức tuyển sinh mới để thu hút nguồn sinh viên có chất lượng tiếng Anh vào trường, mà không chỉ căn cứ vào điểm thi Tốt nghiệp THPT như trước.

Đặc biệt, mùa tuyển sinh năm 2021, trên 40 trường đại học lớn trong cả nước đã đưa ra những phương thức tuyển sinh đa dạng: từ tuyển thẳng đối với thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, đến xét tuyển kết hợp Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp THPT / điểm học bạ, hoặc quy đổi điểm IELTS ra điểm thi, điểm cộng ưu tiên để tính điểm xét tuyển.

Phương thức tuyển sinh nói trên chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, phổ biến từ 15-30% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học năm 2021. Việc sở hữu Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nói chung và trình độ IELTS từ mức 5.0 trở lên là “tấm vé” mở ra nhiều cơ hội bước vào các trường đại học hàng đầu.

Bảng quy đổi điểm IELTS sang điểm thi dùng để xét tuyển vào một số trường

2. Tiếng Anh tạo cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp rộng mở

Từ chủ trương, chính sách hội nhập sâu rộng của quốc gia nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, việc tuyển dụng ứng viên vào các vị trí việc làm chất lượng cao, gắn với mức thu nhập tương xứng, theo thị trường tại các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn, đều yêu cầu việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ, mà phổ biến là tiếng Anh.

Báo cáo Chỉ số thông thạo tiếng Anh - EF English Proficency Index của Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First năm 2020 chỉ ra, tiếng Anh có tầm ảnh hưởng mang tính hệ thống: càng nhiều người sử dụng, nó càng trở nên hữu ích. Việc thông thạo tiếng Anh giúp mỗi người mở rộng tầm nhìn, hạ thấp những rào cản và tăng tốc độ trao đổi thông tin.

Ở cả góc độ vĩ mô và vi mô, mức độ thông thạo tiếng Anh làm gia tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Không chỉ vậy, phân tích của EF còn cho thấy, khả năng thông thạo tiếng Anh còn có nhiều ý nghĩa trong việc kết nối các cá nhân với nhau. Những kết nối này có thể giúp các cá nhân tìm được việc làm tốt hơn hoặc bắt đầu việc kinh doanh riêng, đồng thời bản thân những kết nối này cũng có giá trị nội tại.

“Khả năng kết nối là một trong những đặc điểm của công dân toàn cầu - sự ham học hỏi, liên hệ và ý thức chia sẻ trách nhiệm vượt ra ngoài biên giới của mỗi người - và ngày nay, học tiếng Anh nghĩa là kết nối”.

Động lực học tiếng Anh chưa bao giờ cao như hiện nay. Tuy nhiên, điều khiến mọi người hoang mang là phương pháp nào có thể cải thiện mức độ thông thạo tiếng Anh?... “Nhiều người lãng phí thời gian và tiền bạc cho các chương trình học mà không đạt được mục tiêu. Nhiều người thất vọng vì bỏ lỡ cơ hội. Sự thật là không có giải pháp nào lý tưởng cho mọi trường hợp, nhưng có những phương án đặc biệt hiệu quả với từng đối tượng cụ thể”.

Lợi ích của Chương trình tiếng Anh tăng cường - Public School English (gọi tắt là chương trình PSE) cho học sinh Vĩnh Phúc

1. Cam kết đầu ra trình độ A2 - Khung tham chiếu châu Âu đối với học sinh THCS

Điểm ưu việt của Chương trình là hướng đến học sinh đại trà nên không yêu cầu trình độ đầu vào; được thiết kế phù hợp với năng lực học tập của số đông.

Học sinh bắt đầu đăng ký học Chương trình Tiếng Anh tăng cường từ lớp 6, tuân thủ đúng lộ trình và nguyên tắc: Học đúng, Học đủ và Học đều, chất lượng tiếng Anh hết lớp 9 được cam kết đầu ra.

Chương trình cung cấp kiến thức “dôi”, nghĩa là học sinh THCS được đào tạo đến ngưỡng giữa cấp độ B1, gần tương đương với mức độ IELTS 4.0, để đảm bảo đầu ra tối thiểu mức A2-KET (mức 2/6 bậc của Khung tham chiếu châu Âu).

2. Đòi hỏi sự phối hợp, trách nhiệm cao của các bên tham gia

Chương trình nằm trong Đề án Ngoại ngữ giai đoạn 2021-2025 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành; Sở GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường THCS thực hiện thông qua đội ngũ giáo viên tiếng Anh các nhà trường.

Chương trình có sự tham gia triển khai, đồng hành, hỗ trợ chuyên môn, đảm bảo chất lượng của các đơn vị đối tác, tư vấn, nhà cung cấp dịch vụ có kinh nghiệm.

Hình thức triển khai là tự nguyện, xã hội hóa đến phụ huynh học sinh trên nguyên tắc thu đủ chi nhằm đảm bảo chất lượng và sự bền vững của chương trình.

3. Tối ưu hóa việc tổ chức học tập cho học sinh

- Quy mô sĩ số lớp: Sĩ số 20-24 học sinh/lớp, hoặc tối đa bằng sĩ số lớp chính khóa (theo điều kiện thực tế phù hợp với nhà trường). Giáo viên có điều kiện quan tâm, trợ giúp học sinh; có nhiệm đánh giá học sinh/mỗi phiên giảng (theo quy định của ISO mã 1686 với đầy đủ các thông số: chuyên cần - dựa trên báo cáo ORDS, ngữ âm và tương tác).

- Lớp học được trang bị âm thanh loa đài, kết nối Internet, máy tính, màn hình phục vụ trình chiếu

- Học sinh học trên giáo trình chuẩn quốc tế: Sách Solution của Nhà xuất bản Oxford, phiên bản 2, cấp độ Ele và Pre; ngoài ra còn được cung cấp Vở PSE và Học liệu điện tử (tài khoản học trực tuyến) mở rộng và đạt chuẩn.

- Ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại: Phương pháp Blended Learning, kết hợp giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến.

- Quy trình quản lý ISO: Toàn bộ chương trình được quy trình hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015-QACS-QMS-VIE-IO-1686 để quản lý, kiểm tra, giám sát các công đoạn thực hiện.

- Giáo viên được tập huấn nâng cao phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực nhằm tối đa hóa năng lực giao tiếp và tư duy phản biện của học sinh; cán bộ quản lý các cấp được đào tạo và được cấp chứng chỉ quốc tế về quy trình ISO.

4. Rèn luyện khả năng tự học chủ động cho học sinh

- Ngoài 1 buổi học trực tiếp trên lớp (3 tiết), học sinh tham gia chương trình được thực hành luyện học trực tuyến linh hoạt đều đặn từ thứ 2 đến thứ 7 do cá nhân học sinh chủ động (mỗi ngày 30-45 phút) trong khung giờ phù hợp từ 16h00 đến 21h30 thông qua tài khoản trực tuyến cá nhân.

- Toàn bộ việc học tập (trực tiếp và trực tuyến) của học sinh được theo dõi, báo cáo hàng tuần cho phụ huynh ở các mặt: chuyên cần, ngữ âm và khả năng tương tác.

- Giờ luyện học có kênh hỗ trợ trực tuyến và qua tổng đài. Học sinh có nhu cầu, được tư vấn, giảng đệm từ xa miễn phí của đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát, hỗ trợ trực tuyến (ca 1 từ 19h30-20h20; ca 2 từ 20h30-21h20). Sau mỗi bài học, học sinh có thể tự làm bài kiểm tra, đánh giá online.

- Tổng kết chất lượng học tập và quản lý sau mỗi kỳ học (18 tuần) và năm học. Kết thúc năm học 2024-2025: tổ chức đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu ra cho học sinh tham gia chương trình, sau 4 năm theo học.

5. Mức học phí dành cho số đông

Mức học phí do các nhà trường xây dựng căn cứ trên khung/nhóm công việc và dịch vụ chính. Theo đó, với tổng số 9 tiết học trực tiếp và trực tuyến có hướng dẫn – giám sát/tuần (tương đương 36 tiết/tháng), mức học phí tối thiểu được tư vấn là 5.500 đồng/tiết học (tương đương mức khuyến nghị 199.500 đồng/tháng).

Đây là mức chi tối ưu từ góc độ người học, đối với một chương trình cam kết đầu ra chuẩn quốc tế hướng đến số đông học sinh phổ thông trong hệ thống giáo dục công lập. Tất cả nhằm tạo đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ; giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí, giảm tải áp lực học thêm môn Tiếng Anh ngoài nhà trường.

6. Thích ứng, đồng bộ với đổi mới thi, tuyển sinh và các chính sách thu hút của tỉnh

Đề án Ngoại ngữ giai đoạn 2021-2025 của tỉnh đề ra nhiệm vụ cải tiến kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo hướng tạo động lực cho học sinh học tốt môn tiếng Anh; Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và học sinh tự học ngoại ngữ và tự nguyện tham gia thi đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc tế đạt kết quả cao.

Chương trình trang bị cho học sinh đồng bộ 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết, giúp học sinh thích ứng và đạt kết quả cao trong các kỳ thi, kiểm tra – đánh giá theo hướng đổi mới; đón đầu chính sách khi ngành áp dụng cơ chế miễn thi tiếng Anh đầu vào cho học sinh lớp 10 khi có chứng chỉ quốc tế theo quy định.

Chương trình tạo cơ sở nền tảng, giúp học sinh chủ động, sẵn sàng cho lộ trình du học hoặc trúng tuyển vào các trường đại học quốc tế và đại học top đầu tại Việt Nam; góp phần tạo cơ hội nghề nghiệp cũng như khả năng phát triển bản thân trong bối cảnh tỉnh Vĩnh Phúc đang có nhiều chính sách thu hút, ưu đãi về tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (mới đây, HĐND tỉnh đã ban hành chính sách thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức có trình độ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên theo Nghị quyết một số chính sách đặc thù xây dựng đội ngũ trí thức và thu hút, trọng dụng người có tài năng giai đoạn 2021-2025).

7. Được miễn phí tài khoản luyện học trực tuyến trong 4 năm học

Tham gia Chương trình từ lớp 6 năm học 2021-2022, học sinh được hỗ trợ miễn phí tài khoản học luyện học trực tuyến trị giá 2,2 triệu đồng cho toàn bộ lộ trình đào tạo trình độ A2 trong 4 năm.

Ngoài mức học phí đóng theo quy định của nhà trường, học sinh cần tự trang bị sách Solutions, vở PSE và chuẩn bị thiết bị và đường truyền học trực tuyến tại nhà tham gia Chương trình.

8. Cam kết đồng hành cùng phụ huynh, vì chất lượng học sinh

Phụ huynh được tham dự giờ học trực tiếp và trực tuyến; được cung cấp đầy đủ dữ liệu về việc học của con em mình hàng tuần. Trách nhiệm của phụ huynh là theo dõi báo cáo chuyên cần gửi về, nhắc nhở con em học đều đặn theo thời khóa biểu, tạo điều kiện học tập hiệu quả nhất có thể.

Sở GD&ĐT phân cấp quản lý, luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin phản ánh của phụ huynh, học sinh, lắng nghe, giải quyết các băn khoăn, vướng mắc phát sinh nhằm hỗ trợ, phục vụ tốt nhất, đảm bảo chất lượng và mục tiêu học tập của học sinh theo đúng cam kết.

Trong quá trình triển khai Đề án 625 và thực hiện các giải pháp hỗ trợ thực hiện mục tiêu Nghị quyết 10, Sở GDĐT đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu của toàn ngành. Kết quả cho thấy các điều kiện đang thực hiện tại chương trình đào tạo tiếng anh chính khoá và các hình thức học tập hỗ trợ truyền thống chưa đáp ứng được việc cải thiện môi trường dạy và học tiếng Anh theo hướng tích cực. Vì vậy, bắt đầu từ năm học 2023-2024, ngành áp dụng các giải pháp cơ bản sau:

+ Không khuyến khích các hình thức dạy thêm mà không có cơ sở đảm bảo cam kết chất lượng theo chuẩn bậc học trong các trường công lập trên địa bàn tỉnh (áp dụng bắt đầu với các khối thuộc phạm vi đánh giá của Nghị quyết 10) gồm: tiếng Anh chuyên đề, các hình thức đào tạo ngoại khoá không đáp ứng được điều kiện kiểm soát chất lượng bởi toàn ngành. Việc không khuyến khích này nhằm giảm tải áp lực học thêm cũng như định hướng học sinh theo phương thức học phù hợp.

+ Khuyến khích học sinh học tiếng Anh thực chất và hiệu quả với Chương trình PSE vì các lợi ích mang lại cho học sinh như sau:

I. Một số thông tin lưu ý đối với học sinh.

1. Những việc cần làm để đảm bảo lợi ích từ Chương trình PSE.

+ Học sinh khối 7 và 8 có điểm số Tiếng Anh học kỳ dưới 6,5 của các năm học trước: Học sinh nên đăng ký tham gia các lớp có trình độ Elementary (cấp độ A1-A2) để cải thiện kiến thức căn bản.

+ Học sinh khối 7 và 8 có điểm số học kỳ trên 6,5: Đăng ký tham gia các lớp PSE theo tiến trình hiện tại của khối ngay từ đầu năm học.

+ Đặc biệt với học sinh khối 6: Học sinh nên đăng ký tham gia để được đảm bảo quyền lợi theo chính sách khuyến khích theo quy định ngành.

+ Đối với học sinh có trình độ năng lực cao hơn A2 ở các khối THCS: Chương trình khuyến khích tham gia vì tiếng Anh là môn học công cụ nên việc tiếp xúc, rèn luyện năng lực thực hành, vì vậy việc tham gia chương trình vẫn đáp ứng được sự duy trì phản xạ giao tiếp và được hưởng các cơ chế điểm khuyến khích theo quy định của ngành.

2. Lưu ý về chính sách chất lượng của Chương trình PSE: Chính sách chất lượng được thực hiện dựa trên việc thực hiện trách nhiệm của tất cả các bên gồm “những đơn vị có trách nhiệm liên quan đến triển khai chương trình PSE thuộc phía ngành giáo dục” và “trách nhiệm trong việc học tập của học sinh, trách nhiệm đồng hành của phụ huynh (giám sát và đôn đốc)”. Tất cả mọi yếu tố trên đều được kiểm soát thông qua hệ thống tiêu chuẩn ISO, và được thống kê trên cơ sở định lượng, đồng thời được thực hiện dựa trên cơ chế giám sát chéo (trong trường hợp cần thiết) để đảm bảo tính nghiêm túc, hạn chế tối đa bất cập trong công tác triển khai.

-  Ngành Giáo dục đang nghiên cứu một số chính sách đổi mới thi kiểm tra, đánh giá, nâng trọng số môn tiếng Anh ngang bằng môn Toán, Văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và các chính sách khuyến khích khác đối với học sinh tham gia chương trình nhằm đảm bảo đạt mục tiêu Nghị quyết 10 và Đề án 625 của tỉnh.