GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng từ năm 1990 đến 2024. Từ mức thấp chỉ vài trăm USD vào đầu thập kỷ 1990, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển nhờ các chính sách cải cách, thu hút đầu tư nước ngoài và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người qua các năm không chỉ phản ánh sự gia tăng thu nhập mà còn thể hiện nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cùng TOPI tìm hiểu về chỉ số GDP của Việt Nam qua các năm nhé.

GDP, GDP bình quân đầu người là gì?

GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 – 2029

Dự báo mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 đến năm 2029 là từ 4622,54 USD lên đến 6542,78 USD vào năm 2029. Cụ thể GDP bình quân đầu người sẽ được dự đoán từng năm như sau:

Đây là con số thể hiện rõ sự tăng trưởng đồng bộ và tính toán dựa trên số liệu giữa các năm. Khẳng định về một sự phát triển kinh tế mang tính chất ổn định và có phần nổi bật so với các nước trong khu vực hiện nay.

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay

Theo Tổng cục Thống kê tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD . GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động  của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 1990 đến 2024 là một minh chứng rõ ràng về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước. Cụ thể, từ mức 121,72 USD năm 1990, GDP bình quân đầu người đã tăng lên 4.622,24 USD vào năm 2024. Đây là một mức tăng ấn tượng, gấp khoảng 38 lần trong khoảng thời gian 34 năm.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ 1990 - 2024 và dự báo đến 2029 (nguồn: statista)

Sự gia tăng GDP bình quân đầu người cho thấy Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước để duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng này, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

So sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam với các nước khác

Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 41 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 5 tại Đông Nam Á về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.743 USD, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 toàn cầu. Trong khi đó, Singapore dẫn đầu Đông Nam Á với khoảng 66.263 USD, xếp thứ 8 thế giới.

Vào năm 2002, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ là 547 USD, xếp thứ 160/195 toàn cầu. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên 3.743 USD, gấp 3,7 lần so với 19 năm trước.

Việt Nam đang tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đến năm 2030, nước này hướng tới mục tiêu đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD và trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại với thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, mục tiêu là trở thành quốc gia phát triển và có thu nhập cao.

Việt Nam là một quốc gia có chỉ số GDP tăng trưởng đều, ổn định. Điều này thể hiện sự phát triển kinh tế của cả nước và mức sống của người dân ngày một nâng cao. Thông qua chỉ số GDP qua các năm sẽ giúp chúng ta biết được những chiến lược kinh tế mà chính phủ đề ra đã đạt hiệu quả và đang từng bước đưa Việt Nam phát triển không ngừng.

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Nguyên tắc biên soạn và công bố GDP của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:

- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.

- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.

- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Tốc độ tăng GDP năm 2023 đạt 5,05%

Trình bày báo cáo, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, nhìn chung, tình hình KT-XH những tháng cuối năm 2023 tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức cao trên thế giới và khu vực. Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỉ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 3,25%. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm. Thu NSNN đạt trên 1,75 triệu tỉ đồng, vượt 8,2% và tăng 133,4 nghìn tỉ đồng so với dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Nhiều chính sách, giải pháp được thực hiện đồng bộ, kịp thời và hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân. Đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 191,5 nghìn tỉ đồng. Bội chi NSNN khoảng 3,5% GDP, dư nợ công khoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần và ngưỡng cảnh báo. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỉ USD; xuất siêu 28,3 tỉ USD góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối ngoại tệ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, những kết quả đạt được của năm 2023 vẫn còn những hạn chế, tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận tín dụng còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng năng suất lao động chưa đạt yêu cầu cũng như thủ tục đầu tư kinh doanh còn rườm rà…

Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%

Bước sang những tháng đầu năm 2024, tình hình KT-XH tiếp tục phục hồi. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020-2023. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ. Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, thu NSNN đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15%; xuất siêu 8,4 tỉ USD. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 17,46% kế hoạch, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Vốn FDI đăng ký mới đạt 7,11 tỉ USD, tăng 73,2%; FDI thực hiện đạt 6,28 tỉ USD, tăng 7,4%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Nhiều tập đoàn lớn đã cam kết đầu tư vào Việt Nam trong các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, kinh tế duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và cung ứng điện, xăng dầu được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt. Thương mại, dịch vụ tiếp tục có bước phát triển khá, kết cấu hạ tầng KT-XH được đẩy mạnh, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, năng lượng quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Mặc dù KT-XH 4 tháng đạt kết quả khá, nhưng Chính phủ cho biết vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất công, nông nghiệp phục hồi còn chậm, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài. Thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỉ đồng chưa đạt yêu cầu. Tiến độ một số dự án cao tốc, giao thông trọng điểm, giải phóng mặt bằng còn chậm…

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng

Đưa ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, Chính phủ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm lãi suất, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ và miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính và ngân sách nhà nước; mở rộng cơ sở thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và chống thất thu thuế, nhất là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thương mại điện tử xuyên biên giới… Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Điều hành tỷ giá, lãi suất phù hợp với tình hình thị trường.

Đặc biệt, quyết liệt triển khai ngay các giải pháp ổn định thị trường vàng theo quy định bằng việc chú trọng thanh tra, kiểm tra. Chỉ đạo triển khai ngay các giải pháp thu hẹp chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế. Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trước ngày 15/6/2024; rà soát, sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thực hiện thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng và báo cáo kết quả trong tháng 5/2024…

Về những giải pháp trọng điểm, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng. Hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 15% và giảm lãi suất cho vay 1-2%. Đẩy mạnh giải ngân Chương trình 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ...