Với hương vị thơm ngon và hấp dẫn, trà sữa đã trở thành một thức uống quốc dân được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi thưởng thức loại đồ uống này đều băn khoăn rằng uống trà sữa có béo không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc cho cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.
Uống trà sữa có tác dụng gì?
Những rủi ro tiềm tàng mà trà sữa gây ra cho sức khỏe là không thể phủ nhận, tuy nhiên khi sử dụng ở mức độ hợp lý, trà sữa có thể đem lại những lợi ích nhất định, cụ thể như:
Quay trở lại với câu hỏi uống trà sữa có béo không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nhu cầu năng lượng trung bình ở người trưởng thành khoảng 2000 calo. Trong khi đó một cốc trà sữa chiếm tới 500 calo, tương đương với 25% tổng giá trị dinh dưỡng dung nạp mỗi ngày. Chưa kể đến lượng calo chúng ta còn dung nạp thêm từ các loại đồ ăn, thức uống khác trong một ngày.
Uống trà sữa có béo không là thắc mắc của nhiều người
Chính vì vậy, đối với thắc mắc uống trà sữa có béo không, câu trả lời là có. Việc uống quá nhiều trà sữa hàng ngày không chỉ dẫn tới tình trạng tăng cân, béo phì mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng trà sữa để bảo vệ sức khỏe và duy trì vóc dáng.
Nếu bạn đắn đo về hàm lượng chất béo có trong trà sữa thì có thể cân nhắc thưởng thức loại thức uống này vào những thời điểm dưới đây giúp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể:
Lựa chọn thời điểm uống trà sữa phù hợp để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Việc uống trà sữa vào buổi tối là thời điểm không được khuyến khích. Bởi như chúng ta đã biết, trong trà sữa có chứa một lượng caffein nhất định khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, lượng đường và chất béo trong trà sữa sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân.
Hạn chế sử dụng topping đi kèm khi uống trà sữa
Hạn chế các loại topping như trân châu đen, các dòng thạch, pudding… là một trong những cách hữu hiệu giúp hạn chế lượng calo trong trà sữa.
Nếu bạn lo lắng về vấn đề cân nặng hay sức khỏe, không muốn bị tăng cân nên giảm lượng đường trong trà sữa là hợp lý nhất. Hiện nay, có nhiều loại trà sữa sử dụng các vị ngọt tự nhiên mà không sử dụng đường, đây cũng là một trong những sự lựa chọn phù hợp cho bạn.
Không nên uống trà sữa khi đói, vì lượng trà có trong trà sữa có thể là nguyên nhân gât ra tình trạng khó chịu ở dạ dày hay bị dạ dày.
Tình trạng đầy hơi, khó tiêu sẽ xuất hiện nếu bạn uống trà sữa ngay sau khi vừa ăn no. Điều này đồng thời còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein của cơ thể.
Thành phần trong trà sữa trân châu
Để biết rõ bên trong 1 ly trà sữa bao nhiêu calo, bạn nên tìm hiểu về những thành phần của ly trà sữa trân châu, bao gồm:
Thành phần đầu tiên không thể thiếu của trà sữa trân châu là đường. Thực tế, lượng đường trong trà sữa khá cao, một ly trung bình chứa 55g đường. Theo thông tin của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi ngày nam giới chỉ nên tiêu thụ 37,5g đường, còn nữ giới là 25g. Như vậy, nếu bạn uống nhiều hơn 1 ly trà sữa trong 1 ngày thì bạn đã tiêu thụ lượng đường quá mức cho phép.
Tinh bột bên trong trà sữa chủ yếu đến từ trân châu, cụ thể gồm tinh bột lọc và tinh bột sắn (khoảng 80%). Ngoài ra, hạt trân châu còn có đường dạng cô đặc, hương liệu thực phẩm và <1% lượng chất xơ và protein. Thực tế, tinh bột được cấu tạo từ những chuỗi phân tử đường, sau khi được tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành đường, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Vậy 1 ly trà sữa bao nhiêu calo nếu có thêm trân châu? Trung bình 1 hạt trân châu có thể chứa 5 – 14 calo và khoảng 2 muỗng trân châu có thể cung cấp đến 100 calo, do đó, lượng calo của cốc trà sữa sẽ tăng thêm khoảng 100 calo. Hơn nữa, do không chứa vitamin hay khoáng chất, trân châu không có giá trị gì về dinh dưỡng.
Chất béo cũng là một thành phần phổ biến trong trà sữa. Đây thực chất là dầu thực vật hydro hóa – 1 dạng axit béo trans, có khả năng làm giảm lượng hormone nam và ảnh hưởng đến tinh trùng. Chất béo trong trà sữa phần lớn đến từ phần kem và bột béo được sử dụng, có khả năng gây tăng cholesterol có hại và làm giảm cholesterol tốt. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất béo thì dễ dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và gây hại cho hệ tim mạch.
1 ly trà sữa bao nhiêu calo cũng phụ thuộc vào các thành phần khác bên trong. Ngoài các thành phần trên, một cốc trà sữa trân châu còn có thể bổ sung thêm các thành phần khác như pudding trứng, kem phô mai, thạch rau câu… Hơn nữa, để tạo ra những menu trà sữa đa dạng, các cửa hàng thường sử dụng siro để chế biến nhiều loại trà sữa khoai môn, trà sữa socola,… Các chất này cũng sẽ góp phần tăng lượng calo bên trong trà sữa.
Tập thể dục sau khi uống trà sữa
Nếu bạn đã uống một cốc trà sữa size lớn thì có thể tập thể dục nhẹ nhàng để tiêu tan bớt calo có trong trà sữa. Để tránh tình trạng đau dạ dày, chỉ nên tập thể dục sau 2-3 tiếng uống trà sữa.
Như vậy, thắc mắc uống trà sữa có béo không đã được giải đáp chi tiết, cùng với đó là những lưu ý quan trọng giúp hạn chế chất béo trong trà sữa cũng như những tác động tiêu cực mà thức uống này gây ra đối với sức khỏe. Nếu bạn đọc có thêm thắc mắc xoay quanh tác động của việc uống trà sữa đối với sức khỏe nói riêng và có nhu cầu tư vấn về các vấn đề dinh dưỡng nói chung vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ sớm nhất.
Bạn có phải là một tín đồ của trà sữa hay không? Trà sữa là loại thức uống ngon miệng, và nó đã trở thành một phần quen thuộc của cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Nhiều người rất mê trà sữa, mỗi ngày có thể uống đến 2-3 ly, bất chấp có nhiều cảnh báo từ các chuyên gia y tế về việc uống nhiều trà sữa sẽ không tốt cho sức khỏe.
Vậy thật hư thế nào? Trong bài viết này, mời bạn cùng Lifesport tìm hiểu xem việc uống trà sữa có bị béo không và các thông tin liên quan đến trà sữa nhé.
Trà sữa là một thức uống pha chế phổ biến có một số thành phần chính, bao gồm:
– Trà: Loại trà sử dụng để tạo ra trà sữa thường là trà đen hoặc trà xanh. Trà đen thường được chế biến bằng cách oxy hóa hoàn toàn, trong khi trà xanh thường không được oxy hóa hoàn toàn, giữ vị nguyên bản và giàu dưỡng chất hơn.
– Sữa: Loại sữa thường được sử dụng là sữa tươi, sữa béo hoặc sữa đặc có đường.
– Đường: Trà sữa thường được tăng độ ngọt bằng cách thêm đường. Lượng đường sử dụng có thể thay đổi tùy theo khẩu vị cá nhân.
– Trái cây hoặc các loại hạt đa dạng: Nhiều loại trà sữa còn được trang trí bằng cách thêm trái cây tươi, hạt trân châu, hoặc các loại topping khác để làm cho thức uống thêm hấp dẫn và ngon miệng.
Những thành phần này có thể thay đổi tùy theo loại và biến thể trà sữa mà bạn chọn. Mỗi loại trà sữa sẽ mang đến cho bạn những hương vị khác nhau.
Thành phần dinh dưỡng trong trà sữa
Hàm lượng đường có trong trà sữa rất cao, khoảng 50 - 55 gram đường trên một ly.
Hàm lượng đường trong trà sữa rất cao
Lượng tinh bột trong trà sữa rất ít, chủ yếu có trong trân châu. Tuy nhiên, trân châu không đem lại nguồn dinh dưỡng giá trị nào cho cơ thể vì không chứa nhiều chất xơ, protein.
Trong kem và bột béo của trà sữa chứa một lượng chất béo đáng kể. Tuy nhiên lượng chất béo trong 2 nguyên liệu này rất khó tiêu thụ và chuyển hóa, làm tăng lượng cholesterol “xấu” gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Các loại topping kèm theo như kem cheese, flan, thạch, phô mai, sữa… khiến bảng thành phần trong một cốc trà sữa trở nên phong phú và đa dạng hơn.