Theo đó, Tòa án đưa ra xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát về 3 tội danh là tham ô tài sản; tội đưa hối lộ và tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, 85 bị cáo (trong đó có 5 bị cáo đang bị truy nã), bao gồm các cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn; cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước, bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng, vi phạm về hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác liên quan đến ngân hàng; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Thêm nhiều bị hại đến tòa làm thủ tục

Sáng ngày đầu tiên diễn ra phiên xét xử (8.12), an ninh phiên tòa được thắt chặt. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, bảo vệ tòa án canh gác ở lối ra vào khu vực xét xử để kiểm tra giấy tờ người tham dự phiên tòa. Lực lượng CSGT điều tiết giao thông ở các tuyến đường xung quanh tòa án; nhân viên y tế túc trực ở tòa để theo dõi và thăm khám sức khỏe cho các bị cáo.

Do số lượng bị hại đặc biệt lớn, trước phiên xét xử, TAND TP.HCM đã có thông báo đến các bị hại về thời gian xét xử và kế hoạch xét hỏi. Các bị hại trong 58 dự án sẽ tham gia phần xét hỏi từ ngày 13 - 21.12.2022. Bị hại chỉ cần đến đúng thời gian theo thông báo và mang theo phiếu thu, hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ tùy thân.

Từ sáng 8.12, đã có hàng trăm bị hại đến tòa án, mang theo hồ sơ để làm thủ tục tham gia phiên xét xử và được thư ký tòa hướng dẫn. Đến khoảng 8 giờ 30, HĐXX khai mạc phiên tòa và mất gần 2 tiếng để phổ biến nội quy phiên tòa, thẩm vấn lý lịch…

Chủ tọa Trần Minh Châu cho biết thời gian xét xử diễn ra liên tục từ ngày 8.12 - 6.1.2023 và xét xử cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Khi xét hỏi sẽ theo thứ tự HĐXX, đại diện VKS đến các luật sư; chỉ hỏi một lần và không quay lại hỏi. Sau khi xét hỏi xong, bị hại sẽ được ra ngoài.

Ngày đầu tiên xét xử vụ án, thêm nhiều bị hại đến tòa án làm thủ tục

Do số lượng bị hại lên đến hàng nghìn người nên trước đó, HĐXX đã thông báo đến các bị hại và đã lên danh sách. Tuy nhiên, nếu người dân chưa có trong danh sách bị hại nhưng có đủ chứng cứ, hồ sơ, tài liệu chứng minh, HĐXX vẫn xem xét. Quá trình xét xử, tòa vẫn sẽ tiếp nhận và khi xét hỏi sẽ đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách bị hại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba), Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc Công ty Alibaba, em ruột Luyện), Nguyễn Thái Lực (31 tuổi, em ruột của Luyện và Lĩnh, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và Võ Thị Thanh Mai cùng 18 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngoài tội danh trên, 2 bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện, cựu Giám đốc Công ty Alibaba Law Firm) và Nguyễn Thái Lực còn bị đưa ra xét xử thêm về tội “rửa tiền”. Riêng bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán Công ty Alibaba) bị đưa ra xét xử về tội “rửa tiền”.

Trong vụ án, bị cáo Võ Thị Thanh Mai được tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ; bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng được tại ngoại để chữa bệnh.

Đây là vụ án với nhiều con số “khủng”; hồ sơ hơn 1 triệu bút lục được chở đến tòa bằng 2 xe tải. Có 3.986 bị hại đến từ các tỉnh thành trong nước và 100 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; hơn 40 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, bị hại.

Để phục vụ cho phiên xét xử, TAND TP.HCM đã dựng 3 rạp lớn với khoảng 2.000 chỗ ngồi và chuẩn bị màn hình lớn, bục khai báo, camera... tại sân tòa để người tham gia phiên tòa theo dõi, trình bày ý kiến. Đội ngũ phục vụ phiên tòa khoảng 200 người, gồm: lực lượng an ninh phiên tòa, nhân viên y tế, phòng cháy chữa cháy…

Theo cáo trạng, Công ty Alibaba được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 1 tỉ đồng; thay đổi lần thứ 3 vào năm 2017 với vốn điều lệ 1.700 tỉ đồng. Nguyễn Thái Luyện thành lập 22 công ty và chỉ đạo người thân, nhân viên đứng tên để nhận chuyển nhượng số lượng lớn đất nông nghiệp tại các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận…

Các cá nhân này sau khi nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, ủy quyền lại cho các pháp nhân trực thuộc Công ty Alibaba mà Luyện thành lập. Từ đó, Luyện đã “vẽ” lên các dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp; phân lô, tách thửa trái quy định và dùng truyền thông để quảng cáo bán dự án.

Luyện thu hút khách hàng bằng cách cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Khi đến hạn, hầu hết khách hàng đều không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết. Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các “hợp đồng quyền chọn” hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.

Thực chất, các dự án trên được vẽ trái phép trên một diện tích đất nông nghiệp đặc biệt lớn, không phải là đất thổ cư như trong hợp đồng chuyển nhượng thể hiện. Tổng cộng, Luyện và đồng phạm đã “vẽ” ra 58 dự án không có thật, lừa bán cho hàng nghìn người, chiếm đoạt số tiền hơn 2.400 tỉ đồng.

Đối với hành vi rửa tiền, ngày 21.11.2019, bị cáo Mai chỉ đạo Lĩnh nộp 50 tỉ đồng tiền khách hàng mua đất tại Công ty Alibaba vào tài khoản của Lực và chỉ đạo Lực rút tiền, mở sổ tiết kiệm. Sau đó, Mai chỉ đạo Lực rút 31 tỉ đồng để mở sổ tiết kiệm cho Thắng và chỉ đạo Thắng rút 18 tỉ đồng để mua 2 căn nhà tại tỉnh Đồng Nai; còn lại 13 tỉ đồng.

Đến tháng 9.2019, khi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố vụ án Công ty Alibaba lừa đảo, Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi (hơn 13,9 tỉ đồng) vào tài khoản do Mai đứng tên. Sau đó, Mai chuyển 13 tỉ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra và giao lại cho Mai để trả nợ, tiêu xài. Cả 3 đều thừa nhận biết đây là tiền bất hợp pháp, do Luyện lừa đảo mà có.

Dự kiến hôm nay (9.12), phiên tòa bước vào phần xét hỏi.