Thông thường, khi muốn đi du lịch, du học,… tại nước ngoài đều phải xin visa. Tuy nhiên chắc hẳn ít người hiểu rõ ý nghĩa của visa và lý do vì sao phải xin visa khi xuất nhập cảnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.
DỊCH VỤ HỖ TRỢ XIN VISA LIÊN LỤC BẢO CÓ THỂ MANG ĐẾN ĐIỀU GÌ CHO BẠN?
“Visa Liên Lục Bảo cam kết mang lại giá trị cao nhất cho sự trải nghiệm của từng khách hàng. Với chúng tôi, việc đặt tâm trí trong từng bộ hồ sơ là cốt lõi của sự thành công lâu dài.”
Xem thêm: Visa Pháp, Visa Ireland, Visa Đức, Visa Hà Lan, Visa Bỉ, Visa Ý, Visa Phần Lan, Visa Tây Ban Nha, Visa Thuỵ Sĩ, Visa Mỹ, Visa Úc, Visa Canada.
Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để làm Passport:
Sự khác nhau giữa Visa và Passport về thời gian đăng ký
Bạn phải đăng ký làm Passport (hộ chiếu) trước rồi mới xin Visa cho quốc gia bạn muốn tới. Vì Visa được cấp dựa theo hộ chiếu không có hộ chiếu sẽ không có visa còn không có Visa vẫn có thể có hộ chiếu.
Sự khác nhau giữa Visa và Passport về yếu tố cần và đủ để đi du lịch
Bạn vẫn có thể cầm hộ chiếu đi du lịch tại một vài quốc gia không yêu cầu xin Visa. Tuy nhiên nếu bạn không có Passport thì bạn sẽ không đi đâu được cả vì quốc gia nào cũng yêu cầu bạn có hộ chiếu.
Sự khác nhau giữa Visa và Passport về cơ quan cấp
Passport của bạn sẽ được chính cơ quan nhà nước tại quốc gia bạn cấp, tuy nhiên Visa sẽ được cơ cơ quan lãnh sự nước ngoài tại quốc gia bạn cấp cho bạn.
Những thông tin phổ biến trên Visa
Một tấm thị thực được các cơ quan đại sứ quán hoặc lãnh sự quán cấp sẽ có những thông tin cơ bản như họ tên của người được cấp hộ chiếu; loại thị thực; thời hạn của thị thực; thông tin chi tiết về số lần được nhập cảnh vào quốc gia đó (nhập cảnh 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định); số Visa, số Passport của người được cấp; thông tin về giới tính; ảnh chân dung của đương đơn,..v.v.
Mỗi quốc gia thường có rất nhiều loại thị thực khác nhau dành cho những đối tượng khác nhau, mục đích xuất nhập cảnh khác nhau, thời gian lưu trú cũng khác nhau. Nhưng chung quy nếu xét về mục đích sẽ có 5 loại chính là Visa quá cảnh; Visa ngắn hạn; Visa dài hạn; Visa định cư và Visa công vụ.
Mục đích của loại thị thực này chính là để đi qua một quốc gia trên đường đến một quốc gia khác. Hiệu lực của thị thực quá cảnh thường được giới hạn trong khoảng thời gian ngắn khoảng vài tiếng đến vài ngày tùy theo kích thước của quốc gia hoặc lịch trình cụ thể của chuyến quá cảnh. Nơi cấp thị thực quá cảnh thường được cấp ở Sân bay hoặc các cảng biển và cửa khẩu quốc tế.
Những loại thị thực ngắn hạn phổ biến được các cơ quan Lãnh sự cấp đó chính là: Visa du lịch; Visa thăm thân; Visa công tác; Visa với mục đích điều trị y tế; Visa du lịch kết hợp với công tác; Visa dành cho vận động viên; Visa trao đổi văn hóa; Visa tị nạn; Visa cho những người hành hương theo tôn giáo..v.v.
Một trong những loại thị thực dài hạn phổ biến nhất chính là Visa du học dành cho các du học sinh đang theo học những chương trình tiên tiến ở nước ngoài. Ngoài ra còn có những diện thị thực dài hạn khác như thị thực công tác dài ngày, thị thực nghiên cứu; thị thực nhà báo; thị thực trú ẩn,..v.v.
Với những người muốn cư trú tại một quốc gia khác thì những thị thực phổ biến dành cho họ chính là Visa kết hôn; Visa lao động; Visa đầu tư; Visa bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình..v.v.
Đây là loại thị thực khá đặc trưng bởi chúng chỉ được cấp cho công chức đi làm việc cho chính phủ, hoặc đại diện cho một nước tại quốc gia cấp thị thực, như là làm nhiệm vụ ngoại giao.
Tại các quốc gia khác nhau sẽ có những chính sách di dân khác nhau dựa trên tình hình kinh tế, chính trị và xã hội và mối quan hệ giao bang của quốc gia đó đối với những quốc gia được yêu cầu xin thị thực. Thời hạn hiệu lực của thị thực hay khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ cũng được xem xét vô cùng kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố này. Thường thì thị thực hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh (tùy theo điều kiện và chính sách liên quan) nhưng có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào và với bất kỳ lý do gì.
Hộ chiếu là một cuốn sổ ghi thông tin chi tiết về danh tính; lịch sử xuất nhập cảnh được nhà nước ban hành cho công dân của họ nhằm nhận dạng cá nhân hộ chiếu còn là nơi thể hiện quốc tịch của người nắm giữ khi họ sang quốc gia khác.
Trong hộ chiếu sẽ có những thông tin gì?
Trong một cuốn hộ chiếu sẽ có những thông tin căn bản sau: Số hộ chiếu; Ảnh chân dung của người giữ hộ chiếu; Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính; Số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân; Nơi sinh; Cơ quan cấp hộ chiếu; Nơi cấp hộ chiếu; Các nước có thể đi đến mà không cần xin thị thực (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này);Thời hạn sử dụng; Vùng để xác nhận thị thực; Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu.
Có những loại hộ chiếu nào tại Việt Nam?
Theo quy định tại văn bản hợp nhất số 07 – Nghị định về xuất cảnh, nhập cảnh công dân Việt Nam, có 4 loại hộ chiếu quốc gia gồm: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, và hộ chiếu thuyền viên.
Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi:
Hộ chiếu công vụ được cấp cho công dân Việt Nam thuộc:
Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu được nhà nước Việt Nam cấp cho mọi công dân. Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Hộ chiếu thuyền viên được cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Xem thêm: Phân biệt 4 loại hộ chiếu khác nhau tại Việt Nam.
Phân biệt sự khác nhau giữa Visa và Passport
Hiểu một cách đơn giản sự khác nhau dựa trên một vài yếu tố đơn giản như sau:
Khi nào cần làm hộ chiếu và Visa?
Hãy làm hộ chiếu ngay khi bạn muốn du lịch nước ngoài nhé vì bạn sẽ không thể xuất cảnh nếu không có hộ chiếu. Và trước khi đi du lịch một đất nước khác điều trước tiên chúng tôi khuyên bạn nên làm đó chính là kiểm tra xem đất nước bạn mong muốn đặt chân tới có yêu cầu công dân Việt Nam phải xin thị thực cho chuyến đi ngắn hạn của mình hay không. Và nếu kết quả là có thì hãy ngay lập tức bắt tay vào quá trình chuẩn bị xin Visa du lịch này bởi nó sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn đấy và nó có thể làm bạn trễ lịch trình chuyến đi nếu việc xin Visa xảy ra vấn đề đấy!
Dịch vụ hỗ trợ xin Visa các nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Không phải chỉ riêng bạn, ngày nay nhu cầu xuất ngoại của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao bởi mức sống và điều kiện kinh tế đã được cải thiện đáng kể so với hơn một thập kỷ trước. Và những điểm đến thu hút du khách Việt luôn là những nước phát triển bậc nhất thế giới như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Anh, Ireland,..v.v.
Tuy nhiên việc xin thị thực để được du lịch, thăm người thân, công tác hay tự mình khám phá các quốc gia này không đơn giản và không phải “cứ có tiền là được đi“! Những quốc gia này luôn có những chính sách về di dân để đảm bảo lượng du khách không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của họ.