Nhưng lão hóa do thời gian là quy luật tự nhiên, đó là khi các sợi collagen và elastin bị thoái hóa, mất dần, quá trình sản sinh tế bào bị giảm xuống, vì vậy càng lớn tuổi, da càng bị khô ráp, mất dần sự đàn hồi, chùng nhão với nhiều nếp nhăn. Nếu không chịu tác động trực tiếp của nắng, gió, bụi, ánh nắng mặt trời, tia X, tia phóng xạ… như những người làm việc, đi lại ngoài trời thường xuyên, thì ngày nào cũng hàng chục giờ dán mắt vào màn hình, làm việc trong ánh sáng xanh từ smartphone, máy tính, làn da ai cũng phải già đi.

Vai trò của công nghệ trong đời sống

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của đời sống con người. Nó giúp chúng ta sống tốt đẹp, thành công hơn và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ công nghệ, con người có thể:

Tuy nhiên, công nghệ cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro như:

Trên đây, SBLAW đã trình bày chi tiết công nghệ là gì và vai trò của công nghệ là gì? Công nghệ là một công cụ mạnh mẽ giúp con người tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, công nghệ cũng tiềm ẩn những rủi ro như mất việc làm, bất bình đẳng và lạm dụng. Do vậy, con người cần sử dụng công nghệ một cách thông minh và có trách nhiệm để mang lại lợi ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội.

(LLCT&TTĐT) Hội cựu sinh viên là tổ chức tập hợp tất cả các cựu sinh viên của cùng một trường đại học, hoạt động với một mục tiêu chung. Đó là một hình thức tổ chức rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong các trường đại học trên thế giới, cũng là một tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường. Những trường đại học lớn trên thế giới, nhất là ở các nước trong khu vực Âu - Mỹ rất chú trọng vấn đề cựu sinh viên và hình thành Hội cựu sinh viên từ rất sớm. Ở Việt Nam, Hội cựu sinh viên là vấn đề tương đối mới mẻ và mới được các trường đại học quan tâm thành lập trong những năm gần đây, nhưng mục đích chủ yếu là đáp ứng công tác kiểm định chất lượng. Việc chưa được đánh giá đúng mức về vai trò, vị trí của nó làm cho các Hội cựu sinh viên tồn tại và hoạt động khá hình thức, chưa thực hiện và phát huy được vai trò to lớn của nó. Điều này đã bỏ lỡ một nguồn lực rất lớn cho sự phát triển của cộng đồng xã hội, của chính các trường đại học và của mỗi sinh viên. Trên tinh thần đó, bài viết tập trung làm rõ vai trò của Hội cựu sinh viên, đánh giá thực trạng Hội cựu sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đề xuất một số giải pháp bước đầu để xây dựng và phát triển Hội cựu sinh viên.

Cựu sinh viên là những sinh viên đã tốt nghiệp tại các trường đại học hay bậc giáo dục tương tự. Khi xác định đối tượng là cựu sinh viên của các trường đại học, cũng có ý kiến đặt ra rằng hiện nay hầu hết các trường đại học đều đào tạo nhiều bậc trình độ khác nhau như bậc đào tạo đại học để lấy bằng cử nhân và bậc đào tạo sau đại học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, những đối tượng được đào tạo ở bậc trình độ cử nhân thì gọi là sinh viên, còn đối tượng người học ở trình độ sau đại học thì gọi là học viên. Theo đó mà khái niệm cựu sinh viên dùng để chỉ những người đã tốt nghiệp trình độ đại học ở các cơ sở đào tạo đại học.

Tuy nhiên, ở đây, dưới góc độ nghiên cứu về tổ chức của những người đã từng tham gia học tập và tốt nghiệp ở các trường đại học nhưng nay không còn theo học nữa, nên bài viết sẽ tiếp cận khái niệm cựu sinh viên ở phạm vi rộng nhất và cựu sinh viên ở đây sẽ bao gồm tất cả những người đã tốt nghiệp tại trường đại học, bao gồm cả ở bậc trình độ đại học và trên đại học, cả hệ chính quy và không chính quy.

Như vậy, Hội cựu sinh viên là một tổ chức xã hội tập hợp tất cả các cựu sinh viên của một trường đại học, hoạt động với mục tiêu chung chủ yếu là xây dựng tình đoàn kết giữa các thế hệ sinh viên đã theo học tại trường; gắn kết cựu sinh viên với các hoạt động của trường; góp phần phát huy những truyền thống tốt đẹp của sinh viên và nhà trường. Hội cựu sinh viên của một trường đại học do hiệu trưởng trường đại học đó quyết định thành lập. Tổ chức và hoạt động của Hội cựu sinh viên được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất các hoạt động trên cơ sở Điều lệ Hội và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1. Vai trò và lợi ích của Hội cựu sinh viên

Tổ chức và hoạt động của Hội cựu sinh viên tạo ra một môi trường mà các cựu sinh viên có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với trường đại học và tiếp tục đóng góp cho trường, cho xã hội. Vai trò hàng đầu mà các Hội cựu sinh viên đề ra khi thành lập là nhằm giữ mối liên hệ giữa cựu sinh viên và trường đại học của mình.

Vai trò đó được cụ thể hóa thành các chức năng, nhiệm vụ của Hội, tập trung chủ yếu vào các nội dung như tập hợp, vận động đông đảo các thế hệ cựu sinh viên của trường nhằm phát huy tình đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập, công tác và cuộc sống; tổ chức giao lưu, họp mặt truyền thống nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa sinh viên các khóa, các ngành đã và đang theo học tại nhà trường; kết nối chặt chẽ mối quan hệ và sự hỗ trợ, hợp tác giữa nhà trường với các cựu sinh viên trong đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ và phát triển nguồn nhân lực; tổ chức các hoạt động phối hợp đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ giữa nhà trường và các tổ chức, cá nhân, địa phương và các doanh nghiệp; thu hút các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân đóng góp vào sự phát triển của Hội và của nhà trường; phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm cải tiến chương trình đào tạo, tư vấn ngành nghề đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập, thực tế và hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên; phối hợp thực hiện các chương trình hành động của nhà trường, chia sẻ thông tin, kết nối sức mạnh, hỗ trợ cùng phát triển; nuôi dưỡng niềm tự hào về nhà trường, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của nhà trường…

Có thể thấy, với những vai trò, nhiệm vụ cơ bản đó thì các giá trị được tạo ra từ Hội cựu sinh viên sẽ không chỉ phục vụ cho những cựu sinh viên mà còn đem lại lợi ích to lớn cho chính các trường đại học và đóng góp cho cả cộng đồng xã hội.

Thứ nhất, Hội cựu sinh viên tạo ra nhiều giá trị và lợi ích cho các hội viên.

Trước hết, Hội cựu sinh viên đem lại điều kiện để phát huy chính nguồn lực cựu sinh viên. Cựu sinh viên đều là những người đã tốt nghiệp những chương trình học tập nào đó của nhà trường, họ đã có năng lực, trình độ nhất định và theo những mức độ, họ đã tham gia làm việc ở những lĩnh vực, ngành nghề, vị trí khác nhau trong xã hội. Số lượng cựu sinh viên của các trường đại học mỗi năm lại không ngừng được bổ sung và ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng, to lớn của mỗi trường đại học và của cả xã hội. Tuy nhiên, nguồn lực này sẽ không phát huy hết vai trò của mình khi các cựu sinh viên hoạt động riêng rẽ, không có lãnh đạo, quản lý và phương hướng phát triển. Chính vì vậy, Hội cựu sinh viên đem lại cơ hội để cựu sinh viên phát huy tốt hơn khả năng, sức mạnh và làm gia tăng  giá trị của các hội viên.

Những hoạt động cơ bản, nổi bật mà Hội cựu sinh viên thường xuyên phải thực hiện là tổ chức các hoạt động giao lưu, họp mặt truyền thống giữa các cựu sinh viên với nhà trường, tôn vinh những cựu sinh viên ưu tú, gây nguồn quỹ Hội, hay đơn giản là các cuộc gặp mặt giữa các cựu sinh viên, cùng nhau tham gia các hoạt động du lịch giải trí, trải nghiệm, từ thiện... để tạo ra sự gắn kết giữa các cựu sinh viên. Những hoạt động này vừa tạo cơ hội để họ có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau, vừa thay đổi không khí, đem lại năng lượng sống tích cực, gia tăng sức mạnh tinh thần giữa những tháng ngày bận rộn và mệt mỏi với guồng quay công việc và cuộc sống.

Hoạt động chính thức của Hội cựu sinh viên cũng làm gia tăng cả về chất và lượng những tương tác giữa cựu sinh viên với nhà trường. Do vậy, các thông tin về nhà trường đến với cựu sinh viên cũng kịp thời và chính xác hơn. Qua Hội, những người từng là sinh viên của trường nhận được những thông tin về chiến lược phát triển chung của nhà trường và của các khoa, các dự án, các khóa đào tạo lại, các công trình nghiên cứu khoa học mà các cựu sinh viên có thể tham gia để bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.

Lợi ích to lớn nữa mà Hội cựu sinh viên đem đến cho các hội viên của mình đó là cơ hội việc làm và nguồn nhân lực có chất lượng. Do có điều kiện cùng nhau xây dựng và tham gia các diễn đàn của Hội mà các cựu sinh viên, ngoài các tri thức, kinh nghiệm họ được chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, họ cũng có thể tìm được cho mình những đối tác kinh doanh, hợp tác, chọn lựa được nguồn nhân lực chất lượng từ chính đội ngũ sinh viên đang theo học trong nhà trường. Hoặc cũng có khi qua những thông tin, cơ hội việc làm được chia sẻ từ các diễn đàn mà đem đến cơ hội việc làm cho chính các các hội viên.

Thứ hai, những lợi ích cho các trường đại học.

Sự phát triển của một cơ sở giáo dục bậc cao ngoài các yếu tố như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học thì còn ghi nhận sự đóng góp của lực lượng cựu sinh viên. Có một mạng lưới cựu sinh viên tích cực sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các sinh viên hiện đang học tại trường cũng như sự phát triển và thương hiệu của trường. Để xây dựng và phát triển tổ chức Hội cựu sinh viên thì việc đầu tiên là phải thống kê và cập nhật được thông tin về các cựu sinh viên. Hoạt động này mỗi trường sẽ có những chỉ đạo thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà trường đều phải huy động tổng hợp các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực từ các khoa đào tạo, các phòng ban liên quan, đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm để kiếm tìm các đầu mối kết nối đến các tập thể cựu sinh viên. Từ đó thống kê, cập nhật một cách hệ thống thông tin về các cựu sinh viên nhà trường.

Chính vì vậy, qua hoạt động này nhà trường cũng xây dựng được cơ sở dữ liệu giúp các trường kiểm soát tốt nguồn lực cựu sinh viên, chủ động tổ chức các hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường và cựu sinh viên nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài giữa trường học với sinh viên, cựu sinh viên, từ đó tạo ra các lợi ích cho nhà trường như: hoạt động gây quỹ cho phát triển trường, hoạt động liên kết nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học, hoạt động giúp đỡ sinh viên trong học tập và hướng nghiệp, hỗ trợ hoạt động thực tế, thực tập, kiến tập cho sinh viên nhà trường...

Hội cựu sinh viên có thể đem lại lợi ích to lớn trong việc hỗ trợ liên kết tuyển dụng qua cung cấp thông tin, cơ hội việc làm cho sinh viên đang theo học tại nhà trường. Các cựu sinh viên đều là những người đã tốt nghiệp một ngành học nào đó của nhà trường, đại đa số họ đang tham gia các lĩnh vực công tác trực tiếp hoặc có liên quan đến các chuyên môn mà nhà trường đang đào tạo. Với những vị trí công tác và những mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp mà các cựu sinh viên đã, đang tham gia sẽ đem đến những nguồn thông tin về việc làm, những cơ hội việc làm thiết thực cho các sinh viên đang theo học.

Bên cạnh đó, nhờ việc thống kê và cập nhật thông tin về các cựu sinh viên mà nhà trường cũng có thể chủ động, tích cực kết nối với các cựu sinh viên, khai thác các nhu cầu lao động, việc làm từ mạng lưới cựu sinh viên rộng lớn đó để giới thiệu và kết nối cho các sinh viên sắp hoàn thành các chương trình học tập trong nhà trường. Đây là hoạt động rất thiết thực, đem lại lợi ích to lớn cho nhà trường, cho sinh viên và cả các các cựu sinh viên. Thành công của trường Đại học Lạc Hồng là một minh chứng sống động. Tháng 9 năm 2019, Ban Lãnh đạo nhà trường này cho biết, kết quả khảo sát tỷ lệ sinh viên của trường sau khi ra trường cho thấy, có 96% có việc làm sau 6 tháng. So với kết quả khảo sát trước đó 5 năm (tỷ lệ khoảng 78%). Họ cũng khẳng định việc liên kết tốt và phát huy vai trò của cựu sinh viên đã góp phần không nhỏ vào thành công đó(1).

Hội cựu sinh viên đề xuất cải tiến, xây dựng chương trình đào tạo, phát triển nhà trường. Lợi ích này đem lại bắt đầu từ việc giải quyết nhu cầu trước mắt và thực tế của chính các cựu sinh viên, đó là nhu cầu bồi dưỡng và đào tạo lại. Do đó, thông qua các điễn đàn và chia sẻ của cựu sinh viên, nhà trường có thể đề xuất xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng phù hợp mà các cựu sinh viên có thể tham gia một cách thuận tiện nhất, bao gồm cả các chương trình học tập suốt đời cho cựu sinh viên. Thậm chí cựu sinh viên cũng chính là những người kết nối với nhà trường để xây dựng, thiết kế các chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan, doanh nghiệp, mở ra nhiều hướng phát triển mới, năng động và sáng tạo cho nhà trường.

Như vậy, lực lượng cựu sinh viên vừa đem lại một nguồn lớn cho các chương trình bồi dưỡng, đào tạo, vừa là đội ngũ có vai trò quan trọng trong việc quảng bá và phát triển thương hiệu của nhà trường. Mặt khác, từ những kinh nghiệm thực tiễn trong công việc, những vị trí việc làm cụ thể của mạng lưới cựu sinh viên rộng khắp, Hội cựu sinh viên còn có thể tham vấn, góp ý cho nhà trường, cho các khoa đào tạo về những cải tiến, cập nhật nội dung mới trong chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp trong bối cảnh xã hội mới. Yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay đã và đang đặt vấn đề đổi mới, cải tiến nội dung, chương trình học tập theo hướng phát triển năng lực cho người học là một tất yếu khách quan bởi nó sẽ quyết định phần lớn đến việc các sinh viên ra trường có việc làm và có làm được việc hay không. Chính vì vậy, những đóng góp dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và đòi hỏi của xã hội sẽ đem lại giá trị không nhỏ cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

Thứ ba, những ích lợi Hội cựu sinh viên đem lại cho cộng đồng.

Trong quá trình thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình, Hội cựu sinh viên không chỉ đem lại lợi ích cho các hội viên, cho mái trường đã đào tạo, bồi dưỡng mình mà qua đó cũng đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng xã hội. Có thể thấy, những hoạt động của Hội tổ chức bao gồm cả hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ vì cộng đồng; tạo quỹ hỗ trợ, giúp đỡ các hội viên cựu sinh viên, hỗ trợ học bổng cho các sinh viên nghèo khó khăn, khuyến học; liên kết tuyển dụng, tạo cơ hội việc làm… hay cả ở việc cựu sinh viên tham gia xây dựng, cải tiến các chương trình đào tạo theo hướng thiết thực, phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội. Tất cả những hoạt động đó đều mang lại lợi ích lớn cho sự phát triển chung của cộng đồng, góp phần giảm các chi phí, ổn định và phát triển xã hội.

Như vậy, Hội cựu sinh viên chính là phần nối dài ảnh hưởng và hoạt động của đơn vị đào tạo đến xã hội. Đồng thời, Hội cựu sinh viên cũng là một nguồn lực lớn hỗ trợ phát triển giáo dục, phát triển xã hội.

2. Liên hệ vai trò của Hội cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Bắt đầu từ cuối năm 2020 đầu năm 2021, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đứng đầu là cố Quyền Giám đốc Học viện, PGS,TS Lưu Văn An đã đặc biệt quan tâm, lãnh đạo xúc tiến các hoạt động vận động để thành lập Hội cựu sinh viên của Học viện. Mặc dù trước đó, tại các khoa, viện chuyên ngành cũng đã xây dựng các ban liên lạc cựu sinh viên. Tuy nhiên, số lượng các cựu sinh viên tham gia trong mối quan hệ này không nhiều, hoạt động nhỏ lẻ nên chưa phát huy được vai trò của đội ngũ cựu sinh viên mà Học viện có. Xác định rõ ràng, quyết liệt và đầy tâm huyết, PGS,TS Lưu Văn An nhấn mạnh trong cuộc họp triển khai kế hoạch thành lập Hội cựu sinh viên Học viện: “Thành lập Hội cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là việc cấp thiết và quan trọng, đặc biệt là trong công tác kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường và tiến tới kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện”(2). “Hội cựu sinh viên Học viện khi thành lập sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo, quản lý của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện và sự điều hành của Ban Chấp hành Hội”(3). Đồng thời chỉ đạo Phòng Công tác chính trị, các khoa, viện, phòng, ban liên quan khẩn trương thực hiện kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội cựu sinh viên Nhà trường trong thời gian sớm nhất.

Đến ngày 3.4.2021, Hội nghị lần thứ nhất Ban Vận động thành lập Hội cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền được tổ chức. Hội nghị đã bầu 28 cựu sinh viên tham gia Ban Chấp hành và 09 cựu sinh viên tham gia Ban Thường vụ lâm thời Hội cựu sinh viên Học viện. Phát biểu tại Hội nghị, PGS, TS Lưu Văn An khẳng định: “Việc thành lập Hội cựu sinh viên là một hoạt động rất thiết thực và đã trở thành truyền thống của nhiều trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Với bề dày truyền thống của Học viện, việc thành lập Hội cựu sinh viên để tập hợp, kết nối sức mạnh của tất cả những người đã từng học tập và công tác tại Học viện là việc rất cần thiết để đưa Học viện ngày càng phát triển, để mỗi người khi nhắc đến mái trường này chúng ta càng thêm tin yêu, tự hào vì có sự đóng góp của mình cho sự thành công đó”(4). PGS, TS Lưu Văn An mong muốn: “Những đồng chí trong Ban Chấp hành Hội cựu sinh viên sẽ là những hạt nhân lan tỏa hoạt động của Hội và cùng nhau kết nối, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, đời sống. Đồng thời, giúp đỡ Học viện trong việc tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp; hỗ trợ các em kiến tập, thực tập… để nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện”(5).

Đây là tư tưởng, tinh thần chung đã được thể hiện trong Điều lệ Hội cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đồng thời, cũng chính là tâm nguyện của một người lãnh đạo, của một nhà giáo đầy tâm huyết trao gửi tới tất cả các cựu sinh viên của Học viện về việc phát huy vai trò, trách nhiệm của mình với Hội cựu sinh viên và với Học viện. Trong những ngày đầu thành lập, Hội cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tiến hành thu thập thông tin cựu sinh viên, xây dựng cơ sở dữ liệu của Hội. Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, tạo đường link liên kết để kết nối các cựu sinh viên theo các miền đất nước; phát huy các chi Hội cựu sinh viên của các khoa, viện, bằng các hoạt động tuyên truyền, vận động để tập hợp thành viên, thu thập thông tin cựu sinh viên.

Tuy nhiên, với 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cựu sinh viên của Học viện rất lớn, đã và đang tham gia công tác trên nhiều lĩnh vực khắp mọi miền đất nước nên việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung này không hề đơn giản và sẽ phải tốn kém nhiều thời gian, tâm sức. Thực tiễn đã cho thấy, các tổ chức xã hội phi lợi nhuận được xây dựng và tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bao giờ khi mới ra đời hoạt động đều rất khó khăn. Chính vì vậy, cần phải làm cho các thành viên, những đối tượng đang được vận động thấy được ích lợi của việc tham gia mà tự nguyện, tự giác tham gia.

Để Hội cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện được vai trò của mình trong giai đoạn đầu cũng như tiếp tục xây dựng, phát triển thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiếp tục thông qua các ban liên lạc, các chi Hội cựu sinh viên ở các khoa, viện để tập hợp thông tin các cựu sinh viên. Gửi lời mời và link mời tham gia cả bằng phương thức trực tiếp và gián tiếp.

- Nhanh chóng tạo một trang web chính thức cho Hội. Đây là kênh thông tin miễn phí và có tác dụng quảng bá các hình ảnh, hoạt động của Hội. Để thu hút các cựu sinh viên, cần đẩy mạnh công tác truyền thông trên web. Từ các thông tin về tầm nhìn, chiến lược và tôn chỉ hoạt động của Hội xem như những cam kết với các hội viên, đến các hình ảnh tôn vinh các cựu sinh viên điển hình, chia sẻ những thông tin về công việc của các hội viên, về nhà trường và về các hoạt động của Hội… đây là cách quảng bá khách quan và hiệu quả để các cựu sinh viên thấy được cơ hội  mà mình có thể có được khi tham gia Hội. Có trang web chính thức của Hội cựu sinh viên cũng sẽ làm cho hình ảnh và hoạt động của Hội thêm phần chuyên nghiệp, quảng bá rộng hơn thương hiệu của Nhà trường.

- Cần có trụ sở cụ thể của Hội. Hội cựu sinh viên đã nhận được sự quan tâm của Ban Giám đốc Học viện và trong Điều lệ Hội cựu sinh viên Học viện cũng quy định rõ trụ sở của Hội được đặt tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Do đó, cần phải cụ thể hóa trụ sở của Hội, trước mắt có thể chỉ là một văn phòng nhỏ nhưng phải có biển hiệu rõ ràng. Điều này một mặt làm cho các hội viên, cộng đồng thấy được tính chuyên nghiệp của Hội, các hội viên và đặc biệt các thành viên trong Ban chấp hành Hội sẽ ý thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình. Hơn thế, trụ sở chính là nơi có thể tổ chức các buổi họp mặt, gặp gỡ, giao lưu nhỏ của các thành viên trong Ban chấp hành và hội viên nên tính tổ chức sẽ cao hơn.

Tóm lại, Hội cựu sinh viên của các trường đại học có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng tổ chức và phát triển các hoạt động của Hội cựu sinh viên hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các hội viên, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam mới chỉ chú ý và thành lập Hội cựu sinh viên trong một vài năm gần đây, các tổ chức Hội phần vì còn non trẻ, phần chưa được quan tâm đúng mức với vai trò quan trọng của nó nên hoạt động còn yếu ớt, hình thức, chưa phát huy được sức mạnh của Hội. Trước mắt, để thu hút, tập hợp được đông đảo lực lượng cựu sinh viên cần một đội ngũ Ban chấp hành nhiệt tâm, tích cực; sự chỉ đạo mạnh mẽ và quan tâm, tạo điều kiện của ban giám hiệu trường đại học và một chiến lược truyền thông hiệu quả cho Hội./.

_______________________________________________

(1) Diễm Nhi Media (2019), Khẳng định thương hiệu từ việc liên kết sức mạnh cựu sinh viên, https://lhu.edu.vn/21/34488/Khang-dinh-thuong-hieu-tu-viec-lien-ket-suc-manh-cuu-sinh-vien, truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2021.

(2),(3) Minh Hòa (2021), Họp triển khai kế hoạch thành lập Hội cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, https://ajc.hcma.vn/tintuc/pages/tin-tuc-su-kien.aspx?itemID=13165&CateID=670, truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2021.

(4), (5) Minh Hà (2021), Hội nghị lần thứ nhất Ban Vận động thành lập Hội cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, https://ajc.hcma.vn/tintuc/pages/tin-tuc-su-kien.aspx?itemID=13298&CateID=670, truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2021.

Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từđầu Công nguyên và trở thành một tôn giáo của dân tộc. Trải qua suốt chiều dàicủa lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã quan hệ mậtthiết với tư tưởng, tinh thần dân tộc và đã có sự biến đổi cho phù hợp với đặcđiểm đời sống tinh thần của người Việt. Theo đó, Phật giáo luôn đóng góp trongkhối đoàn kết toàn dân tộc, trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, chung sức, đồngtâm xây dựng, phát triển đất nước. Đồng thời, Phật giáo không chỉ khuyên conngười dứt bỏ tham, sân, si, phát triển bốn đức tính vô lượng từ, bi, hỷ, xả màcòn khuyên nhủ con người tránh những sai lầm có tính giáo điều như quá nệ vàothần khải, quá nệ vào truyền thống, lập luận đơn thuận, xem xét sự vật một cáchhời hợt, chỉ chấp nhận một quan điểm, lý thuyết... Đặc biệt, Phật giáo hôm nayđã có những biến đổi cầu của nhân sinh, của xã hội hiện đại.

Vớihệ thống giáo lý, triết học, văn hóa, Phật giáo đã cống hiến cho xã hội nhữnggiá trị không thể phủ nhận; và trong xã hội đó, đức Phật nêu cao giá trị làmngười và xây dựng hạnh phúc nhân gian, xã hội thịnh vượng. Những vấn đề củathời đại, nếp sống hưởng thụ chạy theo vật chất, suy thoái đạo đức cá nhân vàxã hội, sự cạn kiệt môi trường và thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, với chức năng vàtrách nhiệm của mình, bằng tinh thần nhập thế, Phật giáo luôn có những hoạtđộng tích cực để góp phần giảm bớt những mặt trái đã và đang phát sinh trong xãhội, đồng thời xây dựng nếp sống hài hòa, quân bình về mặt tinh thần và vậtchất. Đó cũng là tư tưởng giáo lý tích cực của Đạo Phật làm tốt Đạo đẹp Đời, vàđiều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước về việc nhìn nhậntôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân; nét văn hóa, đạo đức tôn giáo cónhiều điểm phù hợp công cuộc xây dựng xã hội mới; đảm bảo phát huy được các yếutố tiến bộ, tích cực của các tôn giáo trong đời sống chính trị - xã hội, trongviệc tham gia giải quyết các vấn đề chung của dân tộc và toàn cầu.

2. Phát huy truyền thống hộ quốc an dân

Pháthuy truyền thống yêu nước, yêu dân tộc của Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hànhcùng dân tộc, thể hiện rõ vai trò, vị trí của Phật giáo và dân tộc, thực hiệnnhững việc làm thiết thực ích đạo, lợi đời, khẳng định mối quan hệ gắn bó khôngthể tách rời giữa dân tộc và đạo pháp.

Trongxu thế hội nhập sâu rộng, công nghệ số phát triển đang từng bước xóa nhòa ranhgiới văn hóa giữa các cộng đồng, quốc gia và vùng lãnh thổ. Nối tiếp truyềnthống hộ quốc an dân, Phật giáo góp phần giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hộiViệt Nam đang phải đối mặt như sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa củamột bộ phận không nhỏ các thành phần xã hội, sự lạm dụng thái quá vật chất đểthỏa mãn nhu cầu cá nhân, sự lãng phí, vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Bằngtriết lý nhập thế tích cực, Phật giáo chú trọng xây dựng con người thông quanhững nguyên tắc đạo đức căn bản như từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, không sátsinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, v.v. góp phần vào công cuộcphát triển đất nước bền vững.

3.Xây dựng đạo đức, định hướng tư duy

Vớinhững nguyên tắc đạo đức và vị trí văn hóa của mình, Phật giáo Việt Nam đã vàđang bền bỉ với nhiệm vụ xây dựng các giá trị đạo đức con người, góp phần địnhhướng tư duy và điều chỉnh hành vi của cộng đồng, xã hội. Từ Trung ương Giáohội đến các địa phương, các chùa, tự viện, thiền viện… đã tổ chức nhiều khóatu, trại hè, các hoạt động Phật pháp... dành cho thanh thiếu niên. Thông qua đógiáo dục thế hệ trẻ hiểu được lễ nghi, phải trái, hiếu thuận, nhân quả, tộiphúc, sự biết ơn, đền ơn, báo ân, báo hiếu cha mẹ, thầy cô, có nếp sống lànhmạnh, văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Tuyên truyền và giảnggiải ý nghĩa của việc hạn chế sát sinh, không săn bắt các loài thú hoang dã,không phá rừng mà tăng cường trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ không dùng đồ nhựa một lần để bảovệ môi trường, các cấp Giáo hội động viên Phật tử thực hiện tốt đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thựchiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tuyên truyền, vận động người dân thựchiện tốt văn hóa giao thông mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Giao thông Vậntải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký kết.

Hoạtđộng nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội của Giáo hội tiếp tục được phát triển vàmở rộng, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo chongười nghèo, người có công với nước, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình thương,nhà Đại đoàn kết; mở các phòng khám từ thiện miễn phí; cứu trợ và giúp đỡ đồngbào vùng bị thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, năm 2020, trong cuộc chiến phòng,chống dịch COVID-19, Giáo hội và đông đảo Tăng - Ni, Phật tử đã có nhiều hoạtđộng trợ giúp kịp thời tới cộng đồng thiết thực, hiệu quả, chung tay cùng cáccấp chính quyền và nhân dân chăm lo, chia sẻ, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn,người khuyết tật, neo đơn, người nghèo, lao động bị ảnh hưởng của đại dịch vàthiên tai bão lũ tại miền Trung.

4.Gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân

Vớitư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, chư Tăng - Ni, Phật tửluôn luôn gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện tốt phươngchâm Dân tộc - Đạo pháp - Chủ nghĩa xã hội. Các Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh,thành trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng, ni, phật tử tại địa phươnghoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môitrường, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn, tham gia các tổ chức chính trị- xã hội, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và dân tộc như tham giaứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc các cấp từ Trung ương đến địaphương. Nhiều vị chức sắc tu hành được người dân tin tưởng bầu làm đại biểuQuốc hội, HĐND; thể hiện được vai trò đặc biệt trong việc vận động quần chúngxây dựng đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội ở các địa bàn dân cư; đẩy mạnh việctruyền bá đạo pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo để tinh thần Phậtgiáo tiếp tục được lan tỏa nơi phên giậu của Tổ quốc.

Là tôn giáo của từ bi, của lòngnhân ái và tính hướng thiện, Phật giáo ra đời vì cuộc sống của con người và chochính hạnh phúc, an lạc của nhân loại. Trong thực hành giáo lý và cuộc sống, đạoPhật luôn đề cao tinh thần "Phật pháp bất ly thế gian pháp" - đạo Phậtvà đời luôn gắn liền nhau. Triết lý này của Phật giáo có ngay từ khi mới du nhậpvào Việt Nam, là tư tưởng nhập thế của vua Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, cácvị thiền sư thời Lý - Trần và tiếp nối đến ngày nay. Với gần 2000 năm gắn bó vàđồng hành với dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã trải qua những thăng trầm cùng lịchsử đất nước. Phật giáo đã thấm sâu, lan tỏa, hòa quyện vào xã hội Việt Nam, làmột phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử, Phậtgiáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcvới tinh thần "Hộ quốc, an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dântộc và Chủ nghĩa xã hội". Trong những năm gần đây, các hoạt động Phật sựvà hoạt động xã hội của Phật giáo luôn có sự đổi mới, bám sát thực tiễn sinhđộng, luôn hướng đến con người, vì con người; các hoạt động từ thiện, nhân đạo,an sinh xã hội được đông đảo tín đồ, Phật tử và người dân đồng lòng ủng hộ.

Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao sự thamgia, đóng góp tích cực về vật chất và tinh thần của Phật giáo trong phòng,chống đại dịch COVID-19, cùng cả nước củng cố, phát huy tinh thần, sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch, góp phần phụchồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Đảng, Nhà nước ta luônkhẳng định và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân; bảo đảm các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật,đúng hiến chương và điều lệ của tôn giáo được Nhà nước công nhận; thực hiện tốtmục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy giá trị vănhóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự pháttriển đất nước (theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng).

Hệ tư tưởng Phật giáo có giá trịvượt không gian và thời gian. Bất cứ ở đâu và bất cứ thời đại nào, tư tưởng đạođức của Phật giáo vẫn giữ giá trị cốt lõi trong nền tảng đạo đức nhân loại. ĐạoPhật lấy chúng sinh làm đối tượng để phụng sự, đặt sự tồn tại của mình trongmối tương quan mật thiết với sự tồn tại và tiến hóa của xã hội loài người. Phậtgiáo vượt lên trên các hệ thuyết của các tôn giáo khác, mỗi khi Phật giáo cómặt đều để lại dấu ấn sâu rộng, bền chắc trong lòng mỗi người dân, mỗi dân tộc.Phật giáo hòa nhập và làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc ở nơi Phậtgiáo đặt chân đến. Bởi đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, đi đến đâu thì nơiấy trở nên tươi mát, hạnh phúc và an lạc.