Địa chỉ Trường tiểu học (trường cấp 1) Lomonoxop - phường Mễ Trì - quận Nam Từ Liêm
Danh sách các trường lân cận được phụ huynh quan tâm nhiều
The Manor là một tổ hợp dự án bao gồm:
Trong đó, khối văn phòng tiêu chuẩn hạng B gồm 04 tầng nổi và 02 tầng hầm (chung với toàn bộ khu thương mại). Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích 44.824 m2. Diện tích xây dựng: 128.000 m2. Khu trung tâm thương mại The Garden bao gồm cả khu vực bán lẻ, trung tâm thương mại và siêu thị, bãi đỗ xe được bố trí khoa học và tiện lợi.
The Garden Shopping Center là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay, với diện tích lên tới 27.000 m2 gồm 3 tầng hầm, 6 tầng dành cho mua sắm và ẩm thực, 4 cửa chính, 4 cửa phụ, 6 thang máy và 4 thang cuốn. Ngoài ra, một bãi xe rộng trên 1.000m2 phía trước trung tâm, 2 hầm lớn B2, B3 đáp ứng đủ nhu cầu trông giữ xe để khách hàng.
Chùa Mễ Trì Thượng tức chùa Tổ Quạ, có từ cuối thế kỷ XVIII. Tên chữ: Thiên Trúc Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1992). Vị trí: 2Q5G+PP, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 10 km (hướng 8 h). Trạm bus lân cận: Mễ Trì - Vũ Quỳnh, hoặc Phạm Hùng - Đỗ Đức Dục.
Xưa kia vùng Mễ Trì chủ yếu là đồng ruộng trũng, ven bờ đầm trước cổng làng có gò đất trông như con rùa đang bò từ dưới nước lên cạn, thế phong thủy phát đạt. Thời Lý, gò đất này được gọi là Quy Sơn (Núi Rùa). Mễ Trì lại có giống gạo tám thơm ngon được chọn để tiến vua, cho nên vua đã đặt tên là làng Mễ Trì (Ao Gạo). Đến đầu thời Nguyễn, dân cư càng đông đúc, Mễ Trì chia làm hai thôn Thượng và Hạ, thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.
Chùa Mễ Trì Thượng được xây từ thời Lê mạt. Tương truyền có một vị sư pháp danh Quang Lộ Thích Đường, nhân đi qua đây thấy thế đất đẹp bèn xin làng cho lập chùa để xiển dương đạo Phật. Được dân ủng hộ, nhà sư đã tổ chức xây dựng và đặt tên chùa là Thiên Trúc Tự. Bản thân Quang Lộ Thích Đường được nhận về làm trụ trì ở đây; ngài vốn tu theo thiền phái Tào Động, dân gian quen gọi là sư Tổ Quạ.
Năm 2014, chùa Mễ Trì Thượng bắt đầu khởi công một cuộc đại trùng tu. Đến giữa năm 2015 phần lớn các công trình chủ yếu đã gần như xong, chỉ còn vườn tháp mộ và giảng đường đang hoàn thiện. Ngoài cổng tam quan đồ sộ xây hoàn toàn mới, những hạng mục khác như nguyệt hồ, phương đình, tam bảo, nhà Tổ và nhà Mẫu đều được tôn tạo và nâng cấp khang trang. Các cổ thụ cũng như kiến trúc cơ bản trước kia vẫn được bảo toàn.
Ngày 22-4-1992, chùa Mễ Trì Thượng đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Trải qua nhiều lần sửa chữa, tôn tạo, dáng dấp ngôi chùa ngày nay ổn định với phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn trong một khuôn viên khá rộng rãi. Những công trình chủ yếu gồm có tam quan, phương đình, tiền đường, thượng điện và hành lang chạy dọc hai bên sân sau, cùng với khu hậu đường tạo thành một mặt bằng hình “nội Công ngoại Quốc”, cổng chính mở hơi chếch về phía tây nam.
Tam quan chùa Mễ Trì Thượng cao 2 tầng, trên gác phụ có treo chuông và khánh. Lối chính đi giữa hai hàng cau non, bên hữu là nguyệt hồ và bên tả mới xây một tòa giải vũ. Tiếp đến là phương đình 2 tầng 8 mái, trụ trên 16 cột đá và giáp với sân gạch. Hai bên sân còn có các ngôi tháp mộ và cây cối nổi bật trên nền đất của khu vực phía trước tiền đường.
Tòa tiền đường gồm 5 gian, cửa bức bàn, đầu hồi bít đốc; phía trước có 2 lớp mái để ánh sáng tự nhiên lọt vào thượng điện qua khoảng trống giữa những bảng chữ Hán đặt ngang; bộ vì kèo làm theo kiểu “chồng giường, trốn cột, quá giang”. Tòa thượng điện sâu 4 gian, bộ khung kiểu “chồng giường thưa, trốn cột”, kết nối với tiền đường thành hình chuôi vồ.
Mảng kiến trúc gỗ của chùa nói chung trang trí đơn giản, chủ yếu bào trơn, đóng bén. Riêng phần tiếp giáp giữa tiền đường và thượng điện có 2 bức cốn chạm hình tứ linh. Hai bên sân trước có cửa ngách dẫn vào sân chùa trong. Hành lang dọc sân này dài 7 gian, xây kiểu “đầu hồi bít đốc, vì kèo quá giang”. Phía sau hậu cung, cách một khoảng sân lại có khu hậu đường với nhà Tổ và nhà Mẫu rộng 7 gian.
Bên tả sân tiền đường còn có một cây thị rất to mà lá vẫn xanh tươi, các bô lão nói rằng tuổi cây đã hơn hai trăm năm. Trong chùa giữ được 33 pho tượng Phật, 8 pho tượng Tổ và 5 bức tượng Mẫu. Chủ yếu đó là những tác phẩm mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX; ngoài ra có một số ít pho tượng cổ hơn với niên đại từ cuối thời Lê. Đáng chú ý nhất là 3 pho Tam Thế và bộ Di Đà Tam Tôn.
Trong chùa lại còn một quả chuông đúc năm 1830 (đời vua Minh Mạng), một khánh đồng đúc năm 1855 (đời vua Tự Đức) và một đỉnh hương làm vào khoảng đầu thời Nguyễn. Các cổ vật có niên đại muộn hơn bao gồm 2 bia đá đời vua Duy Tân (đầu thế kỷ XX) và một số đồ thờ bằng gỗ như nhang án, 4 bộ cửa võng, 8 bức hoành phi, 12 câu đối. Mới đây ở bên hữu của sân tiền đường có dựng thêm một tượng đài Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá đứng nhìn ra nguyệt hồ.
Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, cánh đồng cũ biến mất hẳn vì đô thị hóa, mật độ dân cư rất cao, xe cộ chạy nườm nượp, cảnh u tịch khó mà giữ được như ngày nào.
248 chua Me Tri Thuong ©NCCông 2012-2020
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,