chiếu xuống rừng và đồng ruộng,
Có loại visa mà pháp luật không quy định?
Ngoài visa lưu trú ngắn hạn thì có cách nào để đón ba mẹ sang Nhật sống được không ạ? Về cái nhìn tổng quát thì theo Luật nhập cảnh, không có visa nào có thể mời ba mẹ sang sống ở Nhật lâu dài ngoại trừ những người có tư cách lưu trú lao động chuyên môn cao số 1 và số 2. Đối với những người này, họ có thể đón ba mẹ sang Nhật để chăm con nhỏ dưới 7 tuổi. Còn đối với những loại thị thực visa khác thì hiện nay không có biện pháp nào ưu đãi đặc biệt khác. Mặt khác, trên thực tiễn nhập cư, có những loại thị thực không được pháp luật quy định trước. Hệ thống nhập cư ở Nhật Bản là một hệ thống chỉ cho phép những người nước ngoài thuộc diện (tư cách lưu trú) được pháp luật quy định trước mới được ở lại Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế không thể phân loại trước tất cả những người nước ngoài được phép ở lại Nhật Bản. Do đó, Luật Kiểm soát Nhập cư quy định tình trạng cư trú được gọi là “Hoạt động đặc định” nhằm cứu trợ những cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể Luật quy định như bên dưới:
Khác với các tư cách lưu trú khác, nội dung hoạt động của visa hoạt động đặc định này sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể quyết định cho phép cư trú hay không. Trong các loại visa hoạt động đặc định, Bộ trưởng bộ tư pháp phân loại dưới dạng thông báo. Ví dụ Intership hay working holiday cũng thuộc visa này. Tuy nhiên, thông báo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp không quy định việc đón ba mẹ sang nhật sinh sống lâu dài. Nhưng có một số trường hợp dù không có trên thông báo đi chăng nữa thì trên thực tế vẫn được công nhận. Bởi vậy nó được gọi là hoạt động đặc định không có trên thông báo và trường hợp đón ba mẹ sang( trên thực tế thì hoạt đặc định với người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi) cũng nằm trong diện trên.
Không thể đón ba mẹ sang theo visa gia đình được sao?
Chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi rằng họ có thể đón ba mẹ sang Nhật bằng visa gia đình được không? Tuy nhiên, đối tượng áp dụng của visa gia đình chỉ là vợ/ chồng và con cái. Chính vì vậy, việc sử dụng visa gia đình để đón ba mẹ sang Nhật là không thể được.
Điều kiện yêu cầu thực tế của visa hoạt động đặc định với người phụ thuộc là bố mẹ cao tuổi
Trong trường hợp nào thì cục sẽ chấp nhận visa hoạt động kỹ năng đặc định với người phụ thuộc là ba mẹ người cao tuổi? Trên thực tế, trên thông báo của Bộ trưởng bộ tư pháp hay trong Luật kiểm soát nhập cư cũng không có điều kiện rõ ràng. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm thực tế thì chúng tôi tổng hợp ra những điều kiện sau: ① Cha mẹ không có khả năng tự chăm sóc bản thân ② Không có người thân ở nước sở tại hoặc nước thứ 3 ③ Có con cái ở nước sở tại tuy nhiên điều kiện kinh tê khó khăn ④ Hộ gia đình của con phụ thuộc có khả năng, năng lực nuôi dưỡng.
Từ điều ①đến điều ③ có có thể nói cách khác đó là thể hiện tính cần thiết để sống ở Nhật Nếu ba mẹ có khả năng tự mình chăm sóc bản thân thì Cục sẽ phán đoán rằng không cần thiết phải đón qua Nhật để phụng dưỡng, chăm sóc. Thêm nữa, nếu có người thân ở nước sở tại hoặc bạn có thể về chăm sóc ba mẹ ở nước của mình thì cũng sẽ bị phán đoán là không cần đón ba mẹ sang Nhật. Điểm quan trọng ở đây đó là tuổi của ba mẹ bạn. Trên thực tế, nếu ba mẹ bạn dưới 70 tuổi mà không bị mắc bệnh và vẫn có thể di chuyển bình thường được thì việc xin visa này khá khó. Ngày trước, Cục thường xét cho người trên 65 tuổi nhưng do tình trang già hóa ngày càng nhiều kéo theo những người 65 tuổi vẫn có khả năng lao động và hoạt động bình thường nên độ tuổi xét duyệt tiêu chuẩn đã tăng lên. Điều số ④ có thể nói cách khác là tính cho phép được chấp nhận. Trong trường hợp vì ba mẹ không có khả năng tự chăm sóc bản thân nên muốn đón ba mẹ sang Nhật sống thì đương nhiên tiền sinh hoạt phí phải do gia đình con phụ trách. Thành viên gia đình tăng thêm một người thì việc có đủ thu nhập để duy trì sinh hoạt trong gia đình là điều rất quan trọng.
Chúng ta cùng quay lại giải quyết tình huống thực tế điển hình của chị A lần này nhé. Thông thường, khi một người nước ngoài có ý định ở lại Nhật Bản trong một thời gian dài, họ sẽ nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ tư cách tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản và sau đó xin thị thực tại cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản ở nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động ngoài bảng thông báo giống như visa hoạt động đặc định đối với người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi thì không thuộc đối tượng trên. Bạn có thể nộp đơn xin trực tiệp tại Đại sứ quán tại Nhật Bản, tuy nhiên việc xét duyệt khá là mất thời gian.Do đó, thông thường bạn nên đón ba mẹ sang Nhật theo visa ngắn hạn. Sau khi tới Nhật rồi nộp đơn xin đổi tư cách lưu trú sang visa hoạt động đặc định. Trường hợp của chị A cũng như vậy. Đầu tiên chị mời mẹ qua Nhật theo diện visa thăm thân ngắn hạn. Một điều cần chú ý đó là visa này chỉ được 90 ngày. Thời gian thăm thân ngắn hạn có thể là 15, 30 hoặc 90 ngày. Tuy nhiên, nếu không được 90 ngày thì không có thời hạn đặc biết để đổi tư cách lưu trú. Sau khi mẹ chị sang Nhật, chị đã chuẩn bị hồ sơ để xin cho mẹ chuyển sang visa hoạt động đặc định với người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi. Mẹ chị A đã 75 tuổi- không năm trong độ tuổi lao động được nên điều kiện về độ tuổi được đáp ứng. Mặt khác, mẹ của chị A cũng không có người thân ở Trung Quốc ( thông qua giấy chứng nhận ba chị đã mất, chứng nhận nhân thân mẹ con của chị A). Hơn nữa, để chứng minh cho việc mẹ chị A cần được sang Nhật sống là cần thiết chị còn nộp thêm cả chứng nhận và hồ sơ liên quan đến việc nhập viện của mẹ chị. Tiếp theo, để chứng minh việc chị A có thể bảo đảm phụ thuộc cho mẹ chị, ngoài chứng minh về thu nhập, tài sản tiết kiệm, chị còn nộp tất cả giấy chứng minh chuyển tiền để đảm bảo cuộc sống cho mẹ chị trước tới giờ. Cuối cùng, kết quả sau rất nhiều sự nỗ lực của chị, mẹ chị A đã chuyển thành công sang visa hoạt động đặc định với người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi.
Visa hoạt động đặc định với người phụ thuộc là người cao tuổi không được Cục nhập cảnh hay Bộ trưởng bộ tư pháp quy định trong bảng thông báo cụ thể mà phụ thuộc vào tình hình thực tế của cá nhân. Trên thực tế không có nhiều trường hợp đối với loại visa này nên việc bạn tìm kiếm trên Internet hoặc qua chuyên gia luật sư làm thủ tục hành chính đi chăng nữa cũng nhiều nơi chưa từng làm trường hợp như vậy. Cùng với sự gia tăng của người nước ngoài sinh sống tại Nhật thì việc chăm sóc gia đình của họ cũng là điều không thể thiếu. Chính vì vậy, chúng tôi cũng như bạn rất mong muốn Chính phủ Nhật bản sẽ có những tiêu chuẩn- điều kiện rõ ràng hơn nữa đối với visa hoạt động đặc định dành cho người phụ thuộc là ba mẹ cao tuổi. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về visa vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé! Xin trân thành cảm ơn!
Sau khi dịch 10 bài trong tập thơ Những mùa hoa anh nói của nhà thơ Trương Anh Tú, do Nhà xuất bản (NXB) Hội Nhà văn ấn hành năm 2018, sang tiếng Ba Lan, GS - dịch giả Nguyễn Chí Thuật đã gửi cho nhà thơ Kalina Izabela Ziola đọc để xin ý kiến của bà có nên dịch tiếp. Nhà thơ Kalina Izabela Ziola nói với GS Thuật rằng bà muốn được đọc thêm và mong ông tiếp tục. Từ đó, tập thơ song ngữ tiếng Việt và tiếng Ba Lan có tựa Hoa ban mai - Poranne Kwiaty gồm 75 bài thơ của nhà thơ Trương Anh Tú, trong đó 2/3 số bài được rút từ tập thơ Những mùa hoa anh nói, và 1/3 là những tác phẩm mới, đã ra đời.
Bìa tập thơ song ngữ Việt - Anh Đón Tết về nhà!, và tập thơ song ngữ Việt - Ba Lan Hoa ban mai - Poranne Kwiaty
GS Nguyễn Chí Thuật sống và làm việc tại Ba Lan, cùng sự cộng tác của nhà thơ Kalina Izabela Ziola, đã chuyển ngữ các tác phẩm trong tập thơ. Hoa ban mai - Poranne Kwiaty sẽ được NXB Ofcyna Wydawnicza G&P gửi đến thư viện của nhiều thành phố cũng như thư viện của nhiều trường đại học tại Ba Lan. “Với việc chuyển ngữ sang tiếng Ba Lan, tập thơ sẽ là cầu nối để độc giả Ba Lan tiếp cận với thơ đương đại VN. Qua những tâm tư, thông điệp trong thơ, người đọc có thể hiểu hơn về văn hóa VN. Tôi tin rằng từ đó, nhiều cánh cửa trao đổi văn hóa khác có thể dần dần được mở ra”, nhà thơ Trương Anh Tú nói.
Đang sống và làm việc tại Đức, nhà thơ Trương Anh Tú cho rằng: “Tác phẩm thơ khi ra đời trong một ngôn ngữ nào đó, nếu mang tính phổ quát của nhân loại như những trăn trở về thân phận con người, chiến tranh và hòa bình, sự tự do, tình yêu, hay môi trường…, thì tự thân tác phẩm đó đã mang những cánh cửa, cầu nối để có thể đến với bạn đọc khắp nơi”.
Tập thơ Đón Tết về nhà! (tác giả: Chiều Xuân Líu Lo) vừa được Tiệm Mọt mua bản quyền chuyển ngữ sang 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Đức. 3 cuốn thơ song ngữ (Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Đức) dự kiến phát hành tại hệ thống của Tiệm Mọt ở châu Âu và châu Mỹ vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. “Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều gia đình người Việt ở nước ngoài khó về quê hương đón tết. Bởi vậy, chúng tôi muốn đưa không khí tết truyền thống VN qua thơ đến với những người Việt xa xứ, đặc biệt là các bạn nhỏ”, Nguyễn Quí Quỳnh Hạnh, hiện sinh sống tại Phần Lan và là người sáng tập Tiệm Mọt, cho biết. Chị nói thêm, đối tượng độc giả khác mà 3 tập thơ song ngữ hướng đến là những độc giả nước ngoài muốn tìm hiểu về văn hóa, tết truyền thống của VN. Chính vì vậy, phần chuyển ngữ tiếng Anh, Pháp, Đức do 3 dịch giả Ruby Nguyen Smith, Nguyễn Hồng Ân và Nhật Vương thực hiện có thêm sự tham khảo của người bản xứ. “Chúng tôi cố gắng những bản dịch được tự nhiên và để người đọc nước ngoài thấy đó là ngôn ngữ của mình. Những người bạn nước ngoài khi đọc thơ có thể cảm nhận được không khí, ý nghĩa của Tết Việt, với chúng tôi như thế là thành công”, chị Nguyễn Quỳnh Trang, đại diện chi nhánh Tiệm Mọt tại Đức, bày tỏ.
Đón Tết về nhà! là dự án mua bản quyền chuyển ngữ đầu tiên của Tiệm Mọt. “Chúng tôi dự định sẽ bán các tập thơ song ngữ này trên trang Amazon để đưa đến với độc giả khắp nơi trên thế giới”, chị Hạnh cho hay. Chị Nguyễn Thu Mai, đại diện chi nhánh Tiệm Mọt tại Pháp, cho biết thêm: “Chúng tôi đang nghĩ đến việc chuyển ngữ thêm nhiều tác phẩm khác của tác giả Việt. Mục tiêu của Tiệm Mọt là giới thiệu văn hóa Việt ra nước ngoài”.