Đáp án A. Theo sách Đại Nam thực lục tiền biên, chúa Nguyễn Phúc Tần rất chăm lo việc chính trị, không chuộng yến tiệc vui chơi. Tuy nhiên, năm 1652, cô gái xuất thân nghề ca hát, quê ở Nghệ An, tên là Thị Thừa, nhan sắc xinh đẹp, được lấy vào cung. Từ khi có được người đẹp, chúa Hiền bắt đầu chìm đắm trong tửu sắc, suốt ngày vui chơi cùng với người đẹp, không đoái hoài gì đến việc chính sự nữa. Chúa nhân xem sách Quốc ngữ, đến chuyện vua Ngô Phù Sai mất nước vì nàng Tây Thi thì chợt tỉnh ngộ, lập tức sai Thị Thừa mang ngự bào cho Chưởng dinh Nguyễn Phúc Kiều, trong dải áo có giấu bức thư ngầm sai Kiều dìm nước để giết Thị Thừa (có tài liệu ghi là bỏ thuốc độc).Theo Phủ biên tạp lục, từ đó chúa “chăm việc giảng võ, sửa sang khí giới, chiêu mộ người có đảm, có sức, tập trận voi, luyện thủy quân, mưu đồ tiến lấn ra ngoài bờ cõi”.

Yêu cầu cần đạt khi học xong môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp?

Theo Mục 3 hương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT yêu cầu cần đạt khi học xong môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sau:

- Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản được đưa vào trong Chương trình các vấn đề mới về hệ thống pháp luật Việt Nam, một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về luật pháp Quốc tế.

- Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học, biết liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức đã học vào trong học tập, công tác và trong đời sống;

- Vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong công đồng dân cư;

- Biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày;

- Có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội (thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân.. và cách xử sự trong các mối quan hệ).

Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.

Nước ối xuất hiện vào lúc nào sau khi thụ thai?

Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Lúc này, buồng ối vẫn nằm riêng trong mầm phôi và đã có dịch kẽ phôi. Khoảng 16 ngày tiếp theo, tức ngày thứ 28 tính từ lúc thụ thai, nhau thai đã hình thành tuần hoàn và tạo nên sự thẩm thấu.

Vai trò quan trọng của nước ối đối với sự phát triển của thai nhi

Nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai, bảo đảm cho sự sống còn và phát triển của thai. Từ 34 tuần trở lên, thai nhi hấp thu từ 300-500ml nước ối mỗi ngày. Lượng ối này góp phần tạo phân su, vào máu giúp cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi và một phần được lọc tạo thành nước tiểu cho bé. Nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.

Về mặt cơ học, nước ối tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa và bình chỉnh về ngôi thai trong ống sinh dục của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ sanh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp thành lập đầu ối nong cổ tử cung của mẹ giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn. Sau khi vỡ ối, nước ối giúp bôi trơn đường sinh dục của mẹ giúp thai nhi dễ được sinh ra hơn.

Nước ối bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và tránh được những sang chấn.

Giai đoạn đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong. Thai nhi càng lớn dần thì màu sắc sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây (chất bám vào da bé giúp bảo vệ bé, một dạng như chất béo). Thai đủ trưởng thành (từ tuần lễ thứ 38), nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo.

Nước ối có những màu sắc bất thường khác có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe thai nhi.

Trong thai kỳ, nước ối đóng vai trò quan trọng ngang bằng với lá nhau, dây rốn, tử cung trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Dựa vào khảo sát thể tích, tỷ trọng và màu sắc ối người ta có thể dự báo cũng như tiên đoán được sức khỏe và tình trạng phát triển của bé đang còn nằm trong bụng mẹ. Khám sức khỏe thai định kỳ và kiểm tra chỉ số nước ối giúp phát hiện sớm những bất thường về nước ối.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nước ối được tạo ra như thế nào?

Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ.

Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ.

Trong lý luận nhà nước và pháp luật: pháp luật xuất hiện từ khi nào?

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định.

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp nên chưa có pháp luật. Trong thời kì này cũng chưa có mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Sự thay đổi của xã hội thể hiện trong sự phát triển về mặt kinh tế và về mặt xã hội dẫn đến nhu cầu thiết lập một trật tự mới mà những quy tắc tập quán, tôn giáo không còn phù hợp. Vì vậy pháp luật ra đời điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ trật tự xã hội.

Về mặt khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước (xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp và nhu cầu quản lý, giữ trật tự xã hội) cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.

Về mặt chủ quan: pháp luật hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành và/hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội.

Như vậy, có thể hiểu pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật là mối quan hệ thuộc thượng tầng kiến trúc, chúng có mối liên hệ tác động qua lại. Cụ thể:

- Sự tác động của Nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống.

- Sự tác động của pháp luật đối với Nhà nước: quyền lực Nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy là chủ thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật nhưng Nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật, bị ràng buộc bởi pháp luật.

Trong lý luận nhà nước và pháp luật: pháp luật xuất hiện từ khi nào? (Hình từ Internet)

Nội dung tóm tắt môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp?

Căn cứ Mục 4 Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT nội dung tóm tắt môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sau:

Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp bao gồm những kiến thức cơ bản về các vấn đề:

- Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý;

- Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa;

- Một số ngành luật cơ bản: Luật Nhà nước - Hiến pháp 1992, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự và một số chuyên đề tự chọn (trong đó có pháp Luật quốc tế).