Tại Văn bản trên có nội dung: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền UBND cấp xã thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước. Theo cách hiểu của bà Nguyễn Thu Trang, UBND cấp huyện giao dự toán cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm văn bản ủy quyền cho UBND các xã, đồng thời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch căn cứ trên văn bản ủy quyền đó để nhập dự toán vào Tabmis (có mã Chương 624, Khoản 398) cho UBND cấp xã.
Đối tượng hưởng hỗ trợ nhà ở
Căn cứ Điều 1, Điều 3 và Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD, đối tượng thuộc diện hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm.
- Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác;
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền - móng, khung - tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).
(2) Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.
(3) Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội khác.
Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD như sau:
- Ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:
- Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:
Yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ
Với định mức hỗ trợ như trên, Bộ Xây dựng chỉ rõ yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ như sau:
- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
- Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy, cụ thể:
+ “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tổng, bê tổng cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ.
+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc.
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tổng cốt thép, lợp ngói.
Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tổng cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.
Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
Tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD, để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở thì hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện một số công việc sau:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có nhu cầu), đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
- Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây mới hoặc sửa chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên để thống nhất phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Trên đây là quy định về mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.
Điều 1. Thống nhất thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025, cụ thể như sau: 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định chính sách hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025. 2. Đối tượng áp dụng Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, có trong Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hàng năm và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm, đang cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Định. 3. Nguyên tắc hỗ trợ a) Các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của chính sách khác thì chỉ được hỗ trợ một lần với mức hỗ trợ cao nhất. b) Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ gia đình, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định. 4. Mức hỗ trợ nhà ở a) Hỗ trợ xây dựng mới nhà ở: 50 triệu đồng/hộ gia đình. b) Hỗ trợ sửa chữa nhà ở: 25 triệu đồng/hộ gia đình. c) Hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ xây dựng mới nhà ở từ Chương trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định, được hỗ trợ thêm cho ngang bằng với mức hỗ trợ quy định tại điểm a khoản này. 5. Nguồn kinh phí thực hiện a) Vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. b) Nguồn tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách tỉnh năm 2022 chuyển sang năm 2023 theo quy định Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XIII Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 7 năm 2023./.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ để xây dựng mới nhà ở (Ảnh minh họa).
Theo đó, đối tượng áp dụng là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, có trong Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hàng năm và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm, đang cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Về mức hỗ trợ: Hỗ trợ xây dựng mới nhà ở 50 triệu đồng/hộ gia đình; hỗ trợ sửa chữa nhà ở 25 triệu đồng/hộ gia đình.
Đối với hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ xây dựng mới nhà ở từ chương trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025 tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, được hỗ trợ thêm cho ngang bằng với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ gia đình.