(LLCT) - Khu vực Nam Á gồm 8 nước(1), có vị trí địa chiến lược quan trọng của châu Á và thế giới. Trong đó, Ấn Độ là một nước lớn, có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Pakítxtan, Ápganítxtan, Xri Lanca là cửa ngõ chiến lược giữa tiểu lục địa Ấn Độ với thế giới. Bởi vậy, khu vực này luôn thu hút sự quan tâm của các nước lớn, nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược toàn cầu.
Bắc Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân
Tháng 2/2005, Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên chính thức tuyên bố miền Bắc sở hữu vũ khí hạt nhân với mục đích chính là "tự vệ." Tháng 4/2012, nước này đã sửa đổi hiến pháp và tuyên bố là cường quốc hạt nhân.
Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên
Bắc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên ngày 9/10/2006, bất chấp những lo ngại và cảnh cáo từ các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc. Ngay sau đó, Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết gây áp lực mạnh mẽ lên miền Bắc. Bình Nhưỡng quyết liệt phản đối nghị quyết này và đe dọa sử dụng tất cả các biện pháp có thể để tăng cường khả năng tự vệ. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1718 với nội dung cấm hoàn toàn các các hoạt động thương mại và chuyển giao công nghệ, tài sản có liên quan đến phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt với miền Bắc, đồng thời cấm nhập cảnh đối với các quan chức liên quan đến vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều và Tuyên bố 4/10
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã tới Bình Nhưỡng từ ngày 2-4/10/2007 để hội đàm với Chủ tịch Kim Jong-il. Đây được coi là Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai sau Hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2000 tại Bình Nhưỡng. Tổng thống Roh là nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên đi qua biên giới tới Bắc Triều Tiên bằng đường bộ ngày 2/10. Ngay hôm sau, hai nhà lãnh đạo đã có buổi hội đàm, đến ngày 4/10 thông qua “Tuyên bố chung về sự phát triển của quan hệ liên Triều và hòa bình thịnh vượng” trên cơ sở Tuyên bố chung 15/6/2000. Theo đó, hai bên nhất trí theo đuổi một Hội nghị thượng đỉnh từ 3 tới 4 bên để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn Quốc, tích cực xúc tiến các dự án hợp tác kinh tế liên Triều, và mở rộng quy mô đoàn tụ thành viên các gia đình bị ly tán
Trận hải chiến đảo Yeonpyeong lần thứ hai
Trận hải chiến đảo Yeonpyeong thứ hai nổ ra đúng ngày diễn ra trận tranh hạng ba giải vô địch bóng đá thế giới World Cup Hàn-Nhật năm 2002. Hai tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên đã xâm phạm đường ranh giới liên Triều trên biển Tây (NLL) và đi xuống phía Nam. Hải quân Bắc Triều Tiên đã đột ngột nã pháo vào tàu cao tốc Chamsuri-357 của Hải quân Hàn Quốc, châm ngòi cho trận chiến khốc liệt trên biển. 6 binh sỹ Hàn Quốc, trong đó có đội trưởng, Thiếu tá Yoon Young-ha, đã hy sinh,18 người khác bị thương, tàu cao tốc Chamsuri-357 bị đánh chìm. Phía Bắc Triều Tiên cũng gần như tê liệt hoàn toàn và phải rút lui với khoảng 30 người thiệt mạng hoặc bị thương, tàu tuần tra số hiệu 684 bị hư hại nặng. Trận hải chiến đảo Yeonpyeong lần thứ hai ngày 29/6/2002 thực sự là một cú sốc bởi nó diễn ra ngay sau chuyến thăm tháng 4/2002 của một đặc phái viên Hàn Quốc tới Bắc Triều Tiên, với mục đích khôi phục quan hệ liên Triều.
Khởi công Khu công nghiệp liên Triều Gaesung
Khu công nghiệp liên Triều Gaesung là dự án thương mại kết hợp vốn và công nghệ của Hàn Quốc với đất đai và nhân lực của Bắc Triều Tiên. 15 công ty Hàn Quốc đã bắt đầu hoạt động thí điểm tại khu công nghiệp từ tháng 6/2004. Dự án lịch sử này đã mở ra trang mới cho giao lưu và hợp tác liên Triều, có ý nghĩa kinh tế-xã hội và văn hóa to lớn. Dự án đóng góp ngày càng nhiều cho thương mại liên Triều, chiếm tỷ trọng tới 99,6% năm 2015. Khu công nghiệp còn phát triển thành một cộng đồng kinh tế và dân sinh, với 54.800 công nhân Bắc Triều Tiên và 800 người Hàn Quốc làm việc cùng nhau. Tuy vậy, dự án cũng trải qua nhiều thăng trầm do bất ổn trong quan hệ liên Triều và vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Cuối cùng, vào tháng 2/2016, Chính phủ Hàn Quốc đã đình chỉ mọi hoạt động tại khu công nghiệp này sau khi miền Bắc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân thứ 4 và phóng vũ khí tầm xa, nghi ngờ rằng lợi nhuận từ Khu công nghiệp Gaesung đã được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân.
Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT)
Mâu thuẫn giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ tiếp tục leo thang do thái độ bất hợp tác của Bình Nhưỡng trong công tác kiểm tra lò hạt nhân, và chậm trễ trong xây dựng lò phản ứng nước nhẹ của Mỹ. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên lần hai xảy ra vào tháng 10/2002 khi nước này được cho là bắt đầu làm giàu uranium. Sau đó, Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ chấm dứt đóng băng hạt nhân và nối lại hoạt động các cơ sở hạt nhân. Ngày 10/1/2003, miền Bắc một lần nữa tuyên bố rút khỏi NPT. Kể từ khi NPT có hiệu lực năm 1970, chưa có quốc gia nào đơn phương rút khỏi Hiệp ước. Do đó, động thái của Bắc Triều Tiên đã đặt ra thách thức lớn cho nỗ lực chống phổ biến hạt nhân toàn cầu.
Khởi động chương trình du lịch núi Geumgang
Chương trình du lịch núi Geumgang ở Bắc Triều Tiên chính thức khởi động ngày 18/11/1998, cho phép người dân Hàn Quốc tới Bắc Triều Tiên, đánh dấu cột mốc mới trong lịch sử chia cắt bán đảo Hàn Quốc. Dự án đã trở thành biểu tượng của hợp tác liên Triều nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ suốt 10 năm của doanh nhân Tập đoàn Hyundai kết hợp với chính sách “Ánh dương” của Hàn Quốc. Tuy vậy, chương trình này cũng bị ảnh hưởng theo những thăng trầm của quan hệ liên Triều.
Trận hải chiến đảo Yeonpyeong lần thứ nhất
Sáng 15/6/1999, các tàu tuần tra, tàu ngư lôi cùng 20 tàu đánh cá của Bắc Triều Tiên đã vượt qua Đường ranh giới liên Triều trên biển (NLL) và tiến 2 km về phía Nam. Hải quân Hàn Quốc đã phát loa cảnh báo và đâm vào tàu của Bắc Triều Tiên hai lần. Cuộc đụng độ trên biển đã làm 7 thủy thủ Hàn Quốc bị thương, một tàu Bắc Triều Tiên bị đánh chìm và 5 tàu bị hư hỏng nặng.
Trong bài phát biểu nhậm chức năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã nhấn mạnh khả năng của một hội nghị cấp cao giữa hai miền Nam-Bắc. Chính phủ Hàn Quốc sau đó đã đề xuất Hội nghị thượng đỉnh liên Triều và hoạt động trao đổi đặc phái viên. Trong ba ngày từ 13/6/2000, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tại Bình Nhưỡng và thông qua Tuyên bố chung 15/6. Đây là một bước ngoặt lịch sử đặt dấu chấm hết cho sự thù địch, mở ra một kỷ nguyên thống nhất mới cho hai miền Nam-Bắc bán đảo Hàn Quốc.
Chủ tịch danh dự tập đoàn Hyundai Chung Ju-yung tới Bắc Triều Tiên
Người sáng lập tập đoàn Hyundai Chung Ju-yung đã đưa 1.001 con bò đến Bắc Triều Tiên thông qua làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào tháng 6 và tháng 10/1998. Ông Chung sinh ra và lớn lên tại xã Asan, huyện Tongcheon, tỉnh Gangwon, nay thuộc Bắc Triều Tiên. Ông đã bí mật xuống miền Nam năm 17 tuổi với 70 won kiếm được nhờ bán con bò của cha mình. Để trả ơn cha, ông đã tặng đàn gia súc 1.001 con cho Bắc Triều Tiên. Sự kiện này đã góp phần tiếp thêm xung lực cho giao lưu biên giới liên Triều.
Thông qua Tuyên bố chung 9/19
Ngày 19/9/2005, Bắc Triều Tiên tuyên bố quyết định từ bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân với cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở này, đại diện của Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đã nhất trí ra “Tuyên bố chung 19/9” tại vòng đàm phán 6 bên lần thứ tư, đánh dấu khởi đầu của một chế độ hòa bình, bởi Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến phi hạt nhân hóa bán đảo Hàn Quốc. Tuy nhiên, Tuyên bố chung 19/9 hầu như không còn hiệu lực sau khi Washington chỉ trích Bắc Triều Tiên là nước tài trợ cho khủng bố, và Bình Nhưỡng đáp trả bằng một vụ phóng vũ khí tháng 7/2006 và vụ thử hạt nhân đầu tiên vào tháng 10 cùng năm.