Nhà Vua Thái Lan bày tỏ vui mừng được đón tiếp Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Thái Lan và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2022; chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hồi phục sau đại dịch.

Nhà hoạt động Nguyễn Xuân Nghĩa ra tù

Nhà hoạt động Nguyễn Xuân Nghĩa vừa ra tù sau khi mãn hạn bản án 6 năm tù giam vì tôi 'Tuyên truyền chống phá Nhà nước' theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nghĩa, xác nhận với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 11/9.

"Công an phường cách đây mấy hôm đến nói là 8 giờ sáng ngày 11/9 sẽ hoàn thành tất cả các thủ tục tại trại giam".

Cũng theo bà Nga, ông Nghĩa đang trên đường được đưa về áp giải từ trại giam ở Quảng Nam và dự kiến sẽ về đến nhà vào ngày 12/9.

"Gia đình nói chung là rất mừng," bà nói.

"Khi bị giam giữ thì ông cũng đã nhiều tuổi và nhiều bệnh tật. Gia đình rất mong ông sẽ sớm trở về để có thời gian chữa bệnh".

Theo bản án hồi năm 2009 thì ông Nghĩa sẽ phải trải qua 3 năm quản chế tại gia.

Khi được hỏi liệu gia đình có ủng hộ ông Nghĩa quay trở lại các hoạt động như trước khi bị bắt giữ hay không, bà Nga cho biết:

"Trước đây khi ông bắt đầu tranh đấu thì gia đình và bà con cũng sợ và có can ngăn, nhưng ông ấy không chịu nghe đâu."

"Ông ấy đã xác định lý tưởng thì sẽ theo đến cùng".

Bà Nga cho biết những ngày qua đó có một số nhà hoạt động đến hỏi thăm đến gia đình.

"Trên mạng cũng có rất nhiều người chia sẻ và vui thay gia đình," bà Nga nói.

Trong thời gian bị giam giữ, ông đã mắc bệnh nặng và phải trải qua một ca phẫu thuật, bà cho biết.

"Công an ở đó đã trả thù bằng cách vừa rời phòng mổ đúng 3 tiếng thì họ đem xích đòi xích ông vào chân tường".

"Ông ấy đòi tự vẫn, nói thà chết chứ không để bị làm nhục".

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, 65 tuổi, bị bắt giữ cùng nhiều nhà hoạt động khác trong đợt trấn áp hồi tháng 9 năm 2008.

Đến tháng 10 năm 2009, ông bị tuyên án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế tại gia vì tội 'Tuyên truyền chống phá Nhà nước' theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Vợ ông khi đó nói với BBC bà "đã khóc tại phiên tòa" khi nghe tuyên án" và cho rằng "bản án quá bạo tàn và vô lý, chồng tôi không làm gì sai".

Ông Nghĩa sinh ra trong một gia đình có 'truyền thống cách mạng' tại Nghệ An và từng du học Tiệp Khắc trong những năm 1967 - 1970, thời gian xảy ra cuộc cải cách Mùa xuân Praha.

Trở về nước, ông làm việc cho một công ty cơ khí của Hải Phòng và bắt đầu tham gia vào các hoạt động đấu tranh cho dân chủ.

Ông cũng đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2007-2008.

Trước khi bị bắt, ông cũng được cho là đã viết đơn yêu cầu UBND TP Hà Nội cho tổ chức cuộc biểu tình đòi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế, khi Viêt Nam đang đối mặt với mức lạm phát kỷ lục, lên đến gần 23%.

Hồi năm 2011, ông được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellman-Hammett.

Giới thiệu tòa nhà TSA Nguyễn Phúc Nguyên

Tòa nhà TSA Nguyễn Phúc Nguyên được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại, nơi đây sẵn lòng phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp, đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả. Liên hệ ngay với Cyber Real để được tư vấn các diện tích còn trống tại tòa nhà.

Ưu điểm tòa nhà TSA Nguyễn Phúc Nguyên

Văn phòng cho thuê Quận 3 TSA Nguyễn Phúc Nguyên không chỉ tọa lạc tại vị trí đắc địa mà còn đồng hành cùng nhiều tiện nghi tiên tiến, tạo nên một không gian làm việc lý tưởng và thoải mái cho người sử dụng.

Khách hàng khi ghé thăm sẽ được chào đón trong một sảnh tiếp khách đẳng cấp, nơi đây còn đặt không gian thư giãn, trà đàm hoặc thưởng thức cafe. Hệ thống thang máy tân tiến giúp việc di chuyển giữa các tầng trở nên nhanh chóng và thuận tiện.

Sự an toàn và bảo mật được đảm bảo hàng đầu với hệ thống an ninh và camera hoạt động 24/7. Hệ thống máy lạnh trung tâm hiện đại mang lại không khí mát mẻ và thoải mái, giúp cư dân văn phòng cảm thấy dễ chịu trong quá trình làm việc.

Tòa nhà còn sở hữu các tiện ích và dịch vụ nổi bật như: Thang máy tiện nghi, hiện đại; máy phát điện công suất mạnh mẽ và hệ thống phát hiện và chữa cháy đạt tiêu chuẩn. Hãy liên hệ ngay với Cyber Real để nhận tư vấn chi tiết về các văn phòng cho thuê chất lượng tại Quận 3.

Rộ thông tin vợ chồng Nguyên Thủ Tướng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đứng sau Việt Á đại án với bộ Kit test Covid 19. Trước đó, dư luận vẫn chưa quên vụ án cháu bé trường Gateway nhưng nhanh chóng bị dập tắt. Được biết, con gái ông thủ tướng có cổ phần công ty mẹ sở hữu trường Gateway. Mới đây, blogger nổi tiếng Người Buôn Gió tiết lộ, vợ chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là trùm cuối Việt Á, mà cụ thể hơn, bà đứng sau làm "phát ngôn viên" của ông Phúc để ra lệnh cho thuộc cấp.

Có phải Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đứng sau đại án Việt Á?

Cây viết dân chủ Bùi Thanh Hiếu vừa tiết lộ nguồn tin riêng cho biết “Hiện công an đang làm rõ các cuộc gọi đi lại hai chiều từ số điện thoại của Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc công ty Việt Á, đến số máy có số đuôi là 89555.” Cùng với đó, tác giả còn đăng hình ảnh cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và vợ là bà Trần Thị Nguyệt Thu.

Cụ thể hơn, ít ngày sau, Hiếu Gió đăng hẳn status nêu rõ: "Chị Thu vợ anh Phúc gọi cho Phan Quốc Việt, cho số chị Kỳ vợ anh Nguyễn Thanh Long, nói Việt có gì cứ nói với chị Kỳ rồi anh Long sẽ biết."

(Phan Quốc Việt là Tổng giám đốc Công ty Việt Á, còn Nguyễn Thanh Long là Bộ trưởng Bộ Y tế thời điểm đó, hiện cả hai đã bị bắt để điều tra.)

Bài viết của Người Buôn Gió có nội dung:

"Số điện thoại chị Kỳ không ba bốn chín -hai tám tám ba bảy. Cách duy nhất để chị Kỳ cứu chồng nhẹ tội là xác nhận các nội dung cuộc gọi đi lại. Dù án tù nặng nhẹ thế nào, thì phần tai tiếng của anh Long cũng bớt đi trong dư luận, người thân, bạn bè. Họ thông cảm anh phải làm giúp Việt Á, vì đệ nhất phu nhân Việt Nam ra lệnh."

Chưa hết, Hiếu Buôn Gió nhận định về vai trò của Cựu Thủ tướng và là đương kim Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Việt Á:

"Vụ Việt Á phải được tạo nên bởi thế lực chính trị cực kỳ hùng mạnh trong BCT Việt Nam.  Từ khi được chỉ định tham gia nghiên cứu đề tài của BKCH , phối hợp với học viện quân y, để được tham gia như thế thì thế lực ấy hẳn phải chỉ đạo được cả bộ KHCN và học viên quân y. Ai là người có thể chỉ đạo bộ và học viện phối hợp với Việt Á, ai là người có quyền lực như thế lúc đó, ai là người sau này thúc đẩy cho Việt Á nhận huân chương, ai là người khiến các tỉnh thành không chút e dè mua bộ thử của Việt Á và thản nhiên nhận tiền như nhận huy chương... ai là thế lực mạnh ở thời điểm đó?

Lúc đó chỉ có ông Trọng đang kiêm 2 chức và ông Phúc, bà Ngân.

Ông Trọng rõ không dây , bà Ngân nắm quốc hội chẳng đủ lực.

Mọi con đường đều dẫn đến Nguyễn Xuân Phúc, người đủ ảnh hưởng sâu rộng để Việt Á có điều kiện gây nên vụ làm ăn lớn như vậy.

Chu Ngọc Anh sau khi có công lớn đầu tiên là giúp cho Việt Á có được chứng nhận cần thiết để bán sản phẩm, phần thưởng của Chu Ngọc Anh được thủ tướng Phúc giới thiệu giữ chức chủ tịch uỷ ban TP. Hà Nội vài tháng sau đó. Nguyễn Thanh Long được thủ tướng Phúc bổ nhiệm thứ trưởng thường trực bộ y tế rồi tiếp tục cho giữ quyền bộ trưởng để hợp thức ghế bộ trưởng y tế dễ dàng hơn."

Chưa hết, có tin nói rằng tập đoàn Vingroup của Phạm Nhật Vượng nắm 80% cổ phần Việt Á. Nội dung này hoàn toàn có cơ sở vì trước đó Phan Quốc Việt nắm 30% cổ phần Vinbiocare của Vingroup và làm tổng Giám đốc của công ty này. Thời điểm ngay trước vụ Việt Á bị phanh phui, tỷ phú Phạm Nhật Vượng rất nhanh chóng chuyển công ty sang Singapore và Hoa Kỳ.