Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan này và Cơ quan Hưu trí Quốc gia (NPS) Hàn Quốc vừa ký kết trực tuyến Thỏa thuận thực hiện Hiệp định Bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động hai quốc gia.

Các thủ tục và giấy tờ cần thiết khi đi du học Hàn Quốc

Đối với những trường hợp đặc biệt và tùy theo điều kiện trường bắt buộc hồ sơ có thể thay đổi, nhưng đừng lo vì VJ Việt Nam sẽ giúp bạn. Liên hệ với VJ Việt Nam để được tư vấn chi tiết.

Qua bài viết trên đã giải đáp câu hỏi Đi Xuất khẩu lao động về có đi Du học Hàn Quốc được không. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, hãy liên hệ ngay VJ Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ

Hàn Quốc tuyển số lượng lớn lao động làm trong ngành chế tạo

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) vừa thông báo, năm 2024 sẽ thi tuyển gần 15.000 người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc). Đứng đầu là ngành sản xuất chế tạo với hơn 11.200 người, tiếp đó là các ngành ngư nghiệp, nông nghiệp và xây dựng.

Có 4 ngành, nghề tuyển chọn với chỉ tiêu cụ thể là sản xuất chế tạo (11.246 người), ngành ngư nghiệp (3.033 người), nông nghiệp (895 người), xây dựng (200 người). Mỗi ứng viên chỉ được nộp duy nhất 1 đơn đăng ký dự thi.

Việc tuyển chọn này là để thực hiện nội dung Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐTBXH Việt Nam về việc phái cử và tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc có thể nhận mức lương từ 40-50 triệu đồng/tháng, chưa kể tăng ca. Ảnh: N.T

Theo kế hoạch được thống nhất giữa hai Bộ, người lao động đăng ký tham gia Chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm: Vòng 1 - thi năng lực tiếng Hàn (EPS - TOPIK); vòng 2 - kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.

Chỉ những người đạt yêu cầu qua vòng 1 mới được tham dự vòng 2. Người lao động đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Trung tâm Lao động ngoài nước cũng thông tin rõ về việc lựa chọn nghề của các ngành như sau: lựa chọn nghề với ngành sản xuất chế tạo là lắp ráp, đo lường và nối; với ngành xây dựng là cốt thép, mộc; với ngành nông nghiệp là chăn nuôi, trồng trọt; với ngành ngư nghiệp là nuôi trồng, đánh bắt gần bờ.

Thời gian đăng ký dự thi từ 26-30/1 (bao gồm thứ bảy, chủ nhật). Thời gian thi vòng 1 (dự kiến) từ 5/3-14/6, thông báo kết quả vào ngày 3/5.

Tổ chức thi vòng 2 (dự kiến) cho ngành sản xuất chế tạo từ 16-20/4; ngành xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp từ 2-6/7, thông báo kết quả vào ngày 19/7.

Vòng 1 thi trắc nghiệm tiếng Hàn trên máy tính, gồm 2 kỹ năng nghe hiểu và đọc hiểu. Tổng số 20 câu hỏi, thời gian làm bài 50 phút, điểm số tối đa là 200 điểm.

Dự kiến, số lượng đỗ vòng 1 bằng 110% chỉ tiêu tuyển chọn cuối cùng. Ứng viên được xét theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp đối với những ứng viên đạt số điểm từ 110 điểm trở lên đối với ngành sản xuất chế tạo, từ 80 điểm trở lên đối với ngành xây dựng/nông nghiệp và từ 60 điểm trở lên đối với ngành ngư nghiệp.

Người lao động đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn - vòng 1 sẽ được tự động đăng ký tham dự kiểm tra tay nghề.

Để tham gia đánh giá năng lực, người lao động cần có kinh nghiệm làm việc/tốt nghiệp các ngành liên quan đến lĩnh vực đã đăng ký; được cấp chứng chỉ đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc tập huấn ngắn hạn; có chứng chỉ nghề quốc gia và phải nộp hồ sơ đánh giá năng lực theo mẫu trong thời gian quy định.

Lao động đạt yêu cầu qua 2 vòng thi mới được làm hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc để giới thiệu với người sử dụng Hàn Quốc. Sau khi được người sử dụng phía bạn lựa chọn ký hợp đồng, người lao động mới làm thủ tục đi làm việc tại nước này.

Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐTBXH Việt Nam, Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, vì vậy người lao động cần chú ý để tránh trường hợp bị lừa đảo.

Lao động làm việc tại Hàn có thể nhận gần 60 triệu đồng/tháng

Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt.

"Ở đây, người lao động đi theo Chương trình EPS, đây là kênh phái cử lao động chủ yếu sang Hàn Quốc. Từ năm 2004 đến nay, có hơn 100.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc và hiện có gần 28.000 lao động đang làm việc (visa E9) tại Hàn Quốc theo Chương trình này", ông Liêm nói.

Người lao động có mức thu nhập bình quân từ 1.500-2.000 USD/tháng (36- 40 triệu đồng/tháng, chưa tăng ca) và được hưởng quyền lợi và các chế độ bảo hiểm theo quy định dành cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và theo hiệp định song phương giữa hai nước về bảo hiểm xã hội được ký vào tháng 12/2021.

Lao động đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Hàn Quốc có thể nhận mức lương cơ bản hơn 40 triệu đồng, chưa kể tăng ca. Ảnh: Nguyệt Tạ

Người lao động là lao động kỹ thuật (visa E7) đi làm việc theo hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc thông qua các Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Hàn Quốc.

Ngoài ra, người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS cũng có thể thi để chuyển đổi sang lao động kỹ thuật với visa E7.

Những lao động cư trú và làm việc dài hạn tại Hàn Quốc  (trên 5 năm) với mức lương từ 2.000-2.500 USD/ tháng (48-54 triệu đồng/tháng). Hiện có khoảng 3.535 lao động kỹ thuật đang là việc tại Hàn Quốc chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, hàn, cơ khí, vận hành máy.

Ngoài ra, người lao động đi làm thuyền viên trên các tàu đánh cá gần bờ và tàu cá xa bờ theo các hợp đồng cung ứng thuyền viên ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và các chủ tàu Hàn Quốc.

Hiện có gần 10.000 thuyền viên Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc với mức lương trên các tàu đánh cá xa bờ từ 450-550 USD/tháng và tàu cá gần bờ là 1.400 USD/tháng.

Ngoài ra, từ năm 2016, Bộ LĐTBXH đã kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước, đã tạo điều kiện cho người nông dân Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác, thu hoạch, bảo quản và phân phối sản phẩm nông nghiệp.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có 9 địa phương gồm Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Cà Mau và Quảng Bình đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc và đưa gần 1.000 lao động đi, 17 tỉnh đang xúc tiến đàm phán để ký thỏa thuận với các địa phương của Hàn Quốc.

Đi Xuất khẩu lao động về vẫn đi Du học Hàn Quốc được nếu bạn đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

Kể từ ngày 03/07/2023 (Thứ 2), VJ thông báo Tổng Lãnh Sự quán Hàn Quốc thay đổi quy định về quy trình cấp phát Visa du học (D-2, D-4). Nổi bật, yêu cầu chứng minh tài chính đã thay đổi mở ra nhiều cơ hội hơn cho các bạn DHS tương lai. Cụ thể:

️🎊 Với Du học chuyên ngành (D-2), yêu cầu chứng minh sổ tiết kiệm:

– (Khu vực đô thị) Số dư tối thiểu 20 triệu Won, số dư đã duy trì tối thiểu 3 tháng trước

– (Địa phương) Số dư tối thiểu 16 triệu Won, số dư đã duy trì tối thiểu 3 tháng trước

️🎊 Với Du học tiếng (D-4), yêu cầu chứng minh sổ tiết kiệm:

– (Khu vực đô thị) Số dư tối thiểu 10 triệu Won, số dư đã duy trì tối thiểu 6 tháng trước

– (Địa phương) Số dư tối thiểu 8 triệu Won, số dư đã duy trì tối thiểu 6 tháng trước

👉 Qua đó, dự kiến sổ K-STUDY du học Hàn Quốc sẽ giảm từ 10.000 USD xuống còn:

– Khu vực Seoul: 10 triệu Won tương đương 8.xx USD

– Khu vực khác: 8 triệu Won tương đương 6.xx USD

Như vậy, các bạn DHS tương lai có thể tiết kiệm tới 4000 USD chi phí du học Hàn Quốc.