Thông tin tuyển dụng cụ thể như sau:

Mức lương của Nhân viên làm nail theo số năm kinh nghiệm và lộ trình nghề nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Nhân viên làm nail, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Nhân viên làm nail. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Nhân viên làm nail theo số năm kinh nghiệm:

5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng

10.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng

13.000.000 – 16.000.000 đồng/tháng

18.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng

Mức lương của Nhân viên làm nail Cơ Bản

Nhân viên làm nail Cơ Bản là người có kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăm sóc và làm đẹp móng tay, móng chân. Họ có thể thực hiện các dịch vụ nail đơn giản như: Tạo hình dáng cho móng tay, móng chân theo yêu cầu của khách hàng, vệ sinh móng, sơn móng, chăm sóc móng,... Với mức lương dao động từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng.

Mức lương của Nhân viên làm nail Nâng Cao

Nhân viên làm nail Nâng Cao là người có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thành thạo về chăm sóc và làm đẹp móng tay, móng chân. Họ có thể thực hiện các dịch vụ nail phức tạp hơn so với Nhân viên làm nail Cơ BảnVới mức lương dao động từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng.

Mức lương của Chuyên Gia Làm Nail

Chuyên Gia Làm Nail là người có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng đỉnh cao về chăm sóc và làm đẹp móng tay, móng chân. Họ được xem là những bậc thầy trong lĩnh vực nail với khả năng thực hiện các dịch vụ nail phức tạp nhất và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Với mức lương dao động từ 13.000.000 – 16.000.000 đồng/tháng.

Mức lương của Quản Lý Salon Nails

Quản Lý Salon Nails là người chịu trách nhiệm toàn diện cho việc vận hành và phát triển một tiệm nail. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiệm nail hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận và tạo dựng uy tín cho thương hiệu. Với mức lương dao động từ 18.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, mức lương trên có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm quy mô của công ty, ngành công nghiệp, vùng địa lý, kinh nghiệm và cấu trúc lương của công ty.

Mức lương của Nhân viên làm nail theo khu vực

8.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng

7.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng

5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng

Mức lương của Nhân viên làm nail tại Hà Nội

Mức lương trung bình cho Nhân viên làm nail tại Hà Nội trong khoảng 7.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng. Đây là mức lương cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước, chỉ xếp sau TP. Hồ Chí Minh.

Mức lương của Nhân viên làm nail tại TP. Hồ Chí Minh

Mức lương trung bình cho Nhân viên làm nail tại TP. Hồ Chí Minh trong khoảng 8.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng. Với mức tăng trưởng kinh tế cao trong cả nước thì mức thu nhập của Nhân viên làm nail ở TP. Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu.

Mức lương của Nhân viên làm nail tại Đà Nẵng

Mức lương trung bình cho Nhân viên làm nail tại Đà Nẵng trong khoảng 5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng. Thấp hơn so với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương ước lượng và các con số này có thể thay đổi tùy theo thời gian và điều kiện kinh tế. Đồng thời, các yếu tố như chính sách lương của doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến mức lương cụ thể của từng Nhân viên làm nail.

Đó là thống kê khái quát về mức lương Nhân viên làm nail được chúng tôi thống kê lại, những thông tin trên hy vọng sẽ mang đến rất nhiều điều thú vị để giúp cho các bạn nhận được những điều tuyệt vời và thú vị nhất để giúp cho mình có được một công việc có mức lương ổn định và đủ để trang trải cho cuộc sống.

So sánh mức lương của Nhân viên làm nail với các vị trí tương đương khác

Hiện nay, mức lương trung bình của một Nhân viên làm nail là 5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng. Lương Nhân viên làm nail còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, năng lực, quy mô công ty và các lĩnh vực nên mức lương sẽ tương đối khác nhau. Nhìn chung, mức lương của Nhân viên làm nail ở mức khá cao so với các vị trí khác. Mức lương Nhân viên lao động phổ thông trong khoảng từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng. Đối với Nhân viên tư vấn thẩm mỹ mức lương sẽ từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng, Phụ xe sẽ ở mức 6.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng,...

Là người có trách nhiệm dịch thông tin từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại. Công việc của họ bao gồm dịch tài liệu, hợp đồng, cuộc họp hoặc trao đổi trực tiếp hoặc trực tuyến.

4.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng

Là người làm công việc truyền tải thông tin về dịch vụ làm đẹp tới khách hàng, giải đáp thắc mắc, tư vấn sản phẩm theo nhu cầu của khách. Tư vấn chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, mang tới những thông tin đầu tiên cho khách hàng và đưa ra các dịch vụ phù hợp trước khi chuyển tới ê kíp kỹ thuật viên.

6.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng

Là người đóng vai trò phụ giúp cho các lái xe trên những chuyến vận chuyển người hoặc hàng hóa. Phụ xe có vai trò đảm bảo cho chuyến đi được an toàn. Họ là người giúp lái xe chính thực hiện các nhiệm vụ như điều hướng, bốc dỡ hàng hóa, điền vào các thủ tục giấy tờ và giao tiếp với công văn.

6.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng

Là những người làm việc tạm thời trong một công ty hoặc tổ chức, thường được thuê để giúp đỡ trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể hoặc để đáp ứng nhu cầu tăng cường sự linh hoạt trong lực lượng lao động.

6.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng

Tuy nhiên, mức lương tại vị trí Nhân viên làm nail có thể cao hơn nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn. Tất cả đều phụ thuộc vào khả năng của cá nhân.

Việc làm Nhân viên thời vụ có thu nhập ổn định

Cách nâng cao mức lương của Nhân viên làm nail

Qua bài viết trên đây, 1900.com.vn đã cung cấp thông tin mức lương Nhân viên làm nail theo trình độ, năm kinh nghiệm và khu vực địa lý. Tuy nhiên, mức lương là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và quy mô doanh nghiệp. Nếu kinh nghiệm cao bạn sẽ dễ dàng có mức lương tốt, đồng thời những doanh nghiệp lớn thường có đãi ngộ tốt và lương cao hơn. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có những thông tin hữu ích về mức lương Nhân viên làm nail và lựa chọn công việc phù hợp!

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Đây có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương. Đặc biệt, trong rác thải y tế có khoảng 5% là rác thải nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế, trong số đó lẫn với rác thải nguy hại (thuốc , hóa chất..). Thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải nhựa này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường.

Để khắc phục vấn đề rác thải nhựa tại Việt nam, cần có lộ trình, giải pháp thu hút đầu tư và công nghệ các lĩnh vực: Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế các thành phần rác thải nhựa: Sử dụng vật liệu thay thế túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần; công nghệ tái chế rác thải túi nilon, rác thải nhựa.

Một số giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Các quốc gia đã đưa ra nhiều chiến lược cụ thể để có thể cải thiện. Trong đó, trung hòa nhựa là một giải pháp thu hút nhiều sự quan tâm, hoạt động trên nguyên tắc thu gom, sau đó tái chế lượng rác thải nhựa tương ứng với lượng sản phẩm nhựa được sử dụng trong bao bì hoặc sản phẩm tung ra thị trường để tái chế hoặc tái sử dụng. Khái niệm trung hòa nhựa này được giới thiệu nhằm ngăn rác thải nhựa chưa qua xử lý bị đưa ra môi trường và hệ sinh thái và khuyến khích việc xây dựng các hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm xử lý chúng.

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa, từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện, cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Cần quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực. Đẩy nhanh việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế. Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thúc đẩy phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới.

Thứ hai, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, áp dụng khoa học - công nghệ vào các ngành, đặc biệt là xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu mới. Quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.

Thứ ba, điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; kiểm soát, thu hút có chọn lọc dự án đầu tư trên cơ sở xem xét các yếu tố về quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, kỹ thuật môi trường và vị trí thực hiện dự án. Xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải.

Thứ tư, để mở rộng nền kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất cần phải thay đổi tư duy, thay vì sản xuất sản phẩm càng nhanh, càng rẻ càng tốt, thì độ bền của sản phẩm và quy trình sản xuất bền vững mới là yếu tố then chốt. Sản phẩm cần được thiết kế sao cho dễ dàng tái chế nếu muốn chúng không phải kết thúc số phận ở các bãi chôn rác. Ngoài ra, cần thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.

Thứ năm, xây dựng chiến lược truyền thông về kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn, tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển đưa vào tái sử dụng, tái chế được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Tầm nhìn và trách nhiệm của Việt Nam về rác thải nhựa

Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống. Luật này được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các doanh nghiệp chung tay hưởng ứng.

Tháng 6-2019, có 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã cùng nhau đồng sáng lập nên Tổ chức Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để biến rác thải thành tài nguyên thay vì thải ra môi trường.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhấn mạnh kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng hiện nay. Hơn thế nữa, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau. EPR được coi là một cơ chế hiệu quả, thành công và đem lại nhiều lợi ích to lớn về môi trường, xã hội và kinh tế, là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa, cùng sự chung tay hành động của doanh nghiệp, của người dân, chắc rằng chúng ta sẽ thành công trong hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường Việt Nam thật sự xanh, sạch, đẹp./.