Này, bạn có muốn nhận thêm 3 lượt tải xuống MIỄN PHÍ mỗi ngày không?Nhận thêm 3
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả nhân loại, hình ảnh này là dành cho tất cả mọi người. Hình ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường là lời kêu gọi, cũng là lời nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức và hành động vì môi trường xanh-sạch-đẹp.
Dưới đây là những hình ảnh bảo vệ môi trường đẹp, ý nghĩa để chúng ta cùng nâng cao ý thức chung tay bảo vệ môi trường trong xanh, sạch đẹp, giúp cho cuộc sống luôn vui tươi, khỏe mạnh.
Môi trường liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính ta và những người thân yêu. Hình ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường là lời kêu gọi, cũng là lời nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức và hành động vì môi trường xanh-sạch-đẹp.
Chiến dịch bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch có chủ đề “Biển Việt Nam xanh” do Bộ VHTT&DL và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 18-26/5 tại 5 tỉnh, thành phố ven biển miền Trung là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng.
Lễ phát động chiến dịch sẽ diễn ra vào ra sáng 18/5 tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Ngay sau lễ phát động, lực lượng nòng cốt là các đoàn viên thanh niên của Sở Du lịch Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, Đoàn Thanh niên tỉnh… sẽ ra quân dọn vệ sinh biển Cửa Lò.
Cùng lúc với Nghệ An, ở các tỉnh, thành phố còn lại cũng sẽ diễn ra các hoạt động làm sạch biển.
Chiến dịch “Biển Việt Nam xanh” thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên Việt Nam tham gia dọn sạch môi trường biển, tặng nước sạch cho người dân nằm trong chương trình chống hạn hán, xâm nhập mặn. Trong khuôn khổ chiến dịch, Ban Tổ chức sẽ trao tặng 5 công trình thanh niên góp phần bảo vệ biển; 10 suất học bổng cho con em ngư dân vượt khó, học giỏi; tặng 170 thùng rác với thông điệp “Thêm một thùng rác thêm sạch biển xanh”…
Kết thúc chiến dịch sẽ diễn ra chương trình “Biển Việt Nam xanh” với sự tham gia của các nhà hoạt động khách mời, gương mặt nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong xã hội tại Cửa Lò nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ biển, dọn sạch rác thải trên khắp các bãi biển miền Trung nước ta.
Việt Nam có hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam. Các vùng ven biển hằng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước.
Tuy vậy, một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển ngành này là tình trạng ô nhiễm môi trường biển đã và đang gia tăng, rất cần các giải pháp chung tay làm sạch biển. Do đó, Bộ VHTT&DL cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện chiến dịch “Biển Việt Nam xanh” nhằm tạo dấu ấn, sức lan tỏa, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước./.
09:13 19/09/2023 2973
Người khởi xướng thành lập CLB "Chú ve xanh" là Nguyễn Trường Giang (19 tuổi), sinh viên Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau. Giang kể chính thức thành lập CLB đầu năm 2023 rồi đăng tải kế hoạch hoạt động hằng tháng lên mạng xã hội để nhiều bạn trẻ biết và hưởng ứng.
"Sau những lần tham gia chiến dịch nhặt rác bảo vệ môi trường, em nảy ra ý tưởng thành lập CLB. Mong muốn của em là kết nối những bạn trẻ với nhau làm nên phong trào thiết thực, góp phần lan tỏa thông điệp xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp", Giang chia sẻ.
Mỗi tháng, CLB tổ chức 2 - 3 đợt ra quân vào ngày cuối tuần, với các hoạt động nhặt rác trên sông, rạch; vệ sinh đường phố, khu vực gần chợ… thuộc địa bàn TP.Cà Mau. Đồng thời, phát tờ rơi tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
"Tại mỗi nơi dọn rác, các thành viên đều tìm hiểu kỹ rác đó bắt nguồn từ đâu để khi dọn dẹp xong thì tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Sau đó, tiếp tục theo dõi địa điểm đã dọn sạch rác trong khoảng 1 tuần, nếu có phát sinh rác thải trở lại sẽ tìm hướng giải quyết triệt để", Giang nói.
Mỗi thành viên tham gia dọn rác đều được trang bị đầy đủ dụng cụ như ủng, bao tay, kẹp gắp… Kinh phí hầu hết do các nhà hảo tâm đóng góp, đôi khi các thành viên CLB cũng tự nguyện đóng góp.
Đến nay, tổng số rác thải CLB "Chú ve xanh" đã thu gom và xử lý hơn 4 tấn, trong đó có hơn 2,3 tấn là rác thải nhựa và 1,7 tấn là rác thải sinh hoạt khác. Rác được phân loại sau mỗi đợt ra quân.
Một số thành viên trong CLB đảm nhận tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng có ích. Mỗi tuần, CLB làm ra khoảng 20 sản phẩm và đăng bán trên trang của CLB. Nhờ Tỉnh đoàn Cà Mau hỗ trợ, đưa sản phẩm trưng bày tại cửa hàng thanh niên nên sản phẩm làm ra đều bán được hết.
Chia sẻ dự định sắp tới, Giang cho biết sẽ phối hợp với các điểm trường tuyên truyền nhận thức về bảo vệ môi trường trong học đường; ra quân trồng cây xanh; huy động thêm thành viên, mở rộng địa bàn hoạt động để cùng lan tỏa việc tử tế.
Bà Trần Thúy Hằng (55 tuổi), tiểu thương chợ P.7, TP.Cà Mau, cho biết nhờ những đợt ra quân dọn dẹp vệ sinh trên sông của CLB phối hợp cùng đoàn viên, thanh niên địa phương hỗ trợ vớt rác thải sạch sẽ. Từ đó, giúp cho nhiều người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở nơi đang sống và nơi buôn bán.
Trong xã hội Nhật Bản, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, do vậy, khi thiết kế chương trình phát triển cộng đồng, Chính phủ luôn chú trọng đến vai trò của người phụ nữ. Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 25.000 tổ chức phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực xã hội khác nhau có liên hệ chặt chẽ với Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Nhật Bản. Vì vậy, sự tham gia của phụ nữ vào công tác BVMT mang đến sự thay đổi quan trọng trong việc thực hiện các quy định về BVMT trong cộng đồng và mỗi gia đình.
Phụ nữ Nhật Bản rất tiết kiệm và không xả rác nơi công cộng, công sở. Khi đi làm công sở, họ thường mang theo túi đựng rác sinh hoạt hàng ngày. Hết giờ làm việc, họ mang túi đựng giác đó ra đúng nơi quy định và việc làm này trở thành thói quen hàng ngày. Phụ nữ Nhật Bản chú ý đến việc phân loại rác sinh hoạt theo rác cháy và không cháy, rác kích thước lớn và rác tái tạo. Rác cháy bao gồm tất cả các thức ăn dư thừa khi ăn trưa ở nơi làm việc, giấy vụn... Rác không cháy bao gồm các đồ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ thủy tinh, kim loại… Đối với các loại rác có kích thước lớn (kích thước mỗi bề khoảng hơn 60 cm) như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính không sử dụng thì phải liên hệ với trung tâm xử lý rác kích thước lớn và mất phí xử lý. Việc phân loại và vứt rác đúng ngày, đúng nơi quy định là một trong những quy tắc sống của người phụ nữ Nhật Bản.
Phân loại rác đã trở thành thói quen của người dân Nhật Bản
Đặc biệt, họ không có thái độ e ngại khi sử dụng đồ cũ, hàng tái chế bởi ở đây có những cửa hàng chuyên thu mua đồ dùng có thể tái sử dụng. Sau khi trải qua quá trình tẩy rửa, chỉnh sửa, các vật dụng được phục hồi gần như mới và bày bán cho mọi người có nhu cầu. Vật dụng gia đình dạng này rẻ hơn, hấp dẫn nhiều phụ nữ lựa chọn mua về sử dụng trong gia đình. Thậm chí, khi hàng có ít, người mua nhiều, họ còn phải tổ chức bắt thăm lựa chọn khách hàng may mắn được sở hữu món đồ tái chế. Tâm lý không e ngại sử dụng đồ cũ của phụ nữ Nhật Bản sẽ giảm bớt lượng rác thải phải xử lý, đồng thời tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí cho các gia đình, nhà máy xử lý rác thải ở Nhật Bản.
Trong gia đình Nhật Bản, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, do đó người phụ nữ được khuyến khích tham gia những buổi tập huấn về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình bởi các tổ chức an sinh xã hội. Khi tham gia vào các khóa tập huấn kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe gia đình, phụ nữ có điều kiện tiếp cận với thông tin mới, đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để vận dụng trong cuộc sống gia đình. Do vậy, có rất nhiều chương trình BVMT, bảo vệ sức khỏe cho người dân của Chính phủ được phụ nữ Nhật Bản thực hiện thành công như Chương trình thúc đẩy mở rộng và khuyến khích việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ở Nhật Bản, nếu doanh nghiệp nào không quan tâm đến BVMT, sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay và điều tất yếu các sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất sẽ tự bị đào thải khỏi thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã phát động chiến dịch khuyến khích người dân đi ngủ sớm một giờ đồng hồ và cũng dậy sớm một giờ đồng hồ để giảm phát thải khí CO2 tại các hộ gia đình. Chương trình kêu gọi mọi người sử dụng ánh sáng mặt trời buổi sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống bằng các hoạt động như chạy bộ, tập yoga và ăn một bữa ăn giàu dinh dưỡng... Những chương trình trên đều có sự tham gia vào cuộc tích cực của phụ nữ Nhật bởi họ là người chăm lo những bữa ăn, sức khỏe cho cả gia đình.
Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, khi vai trò của người phụ nữ được khẳng định và đề cao trong cuộc sống thì trách nhiệm BVMT sẽ đi vào đời sống thực tiễn, tạo thành thói quen, tính cách của người Nhật Bản. Phụ nữ Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng của người phụ nữ Á Đông với các đức tính chăm chỉ, cẩn thận, chu đáo chăm lo cho gia đình. Những kinh nghiệm từ việc làm nhỏ nhưng hiệu quả cao ở phụ nữ Nhật Bản là những bài học giúp cho phụ nữ Việt Nam trong việc nâng cao ý thức phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, sử dụng tiết kiệm năng lượng và cả tâm lý sử dụng đồ cũ ngày một tốt hơn.
Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 11/2013