Cuốn gia thư “Nhan Thị gia huấn” của Nhan Chi Thôi thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, lấy quan điểm luân lý gia đình giản dị và chân thực để giáo dục hướng đạo tôn tử hậu thế tu thân, học hành v.v. vẫn nguyên vẹn ý nghĩa giáo huấn đến ngày nay.
Làm thế nào để tạo được thói quen cho con
Vị phụ huynh trên cũng cho biết, thói quen đọc sách buổi sáng của trẻ nên được hình thành càng sớm càng tốt. Tốt nhất nên rèn luyện thói quen này cho trẻ ngay từ khi học tiểu học. Để tạo cho con niềm thích thú với sách, nên áp dụng những phương pháp sau:
Nuôi dưỡng việc đọc sách ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Khi còn trong bụng mẹ, cha mẹ có thể đọc sách thành tiếng cho con nghe. Bằng cách này, đứa trẻ sẽ rất nhạy với âm thanh mà cha mẹ nó đọc sau khi chào đời. Dần dần đứa trẻ sẽ thích nghe âm thanh đọc sách.
Sau khi chào đời, phụ huynh nhất định phải duy trì thói quen đọc sách cho con mình nghe hàng ngày. Để âm thanh đọc sách từ từ đi vào đầu em bé một cách tự nhiên và kích thích hứng thú đọc sách của bé.
Khi con đã có thể nhìn tranh và mô tả sự vật trong tranh, hãy khuyến khích và truyền cảm hứng cho con làm điều này nhiều hơn. Mắt, tai, miệng sẽ dần dần phối hợp nhịp nhàng, tăng hứng thú để con kể nhiều câu chuyện hơn.
Khi con có thể đọc sách cùng bố mẹ, phụ huynh hãy dành một ít thời gian mỗi ngày (khoảng 15 phút) để cùng con mình đọc sách thành tiếng. Điều này không chỉ nâng cao kỹ năng đọc, mà còn thúc đẩy mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trở nên thân thiết hơn.
Đọc sách thôi chưa đủ, phụ huynh cần tạo thói quen đọc thành tiếng để tăng khả năng cảm ngữ tốt hơn. Khi trẻ đọc thành tiếng, cha mẹ nên yêu cầu con không nhìn xung quanh, không lơ đãng, tập trung vào sách, đọc to rõ và đọc nghiêm túc văn bản. Tuyệt đối không bỏ sót từ.
Để con phát triển cùng với âm thanh của tiếng đọc, sẽ hình thành thói quen thích sách và thích đọc cho trẻ. Trong quá trình đọc, khả năng phối hợp mắt, tai và miệng của trẻ sẽ phối hợp với nhau, rèn luyện khả năng tập trung.
Đọc sách thành tiếng giúp tăng khả năng tập trung. Ảnh minh họa
Sách dành cho trẻ cần mang tính lành mạnh và tích cực. Tốt nhất cha mẹ nên chọn một số tác phẩm truyện kinh điển có lối kể chuyện duyên dáng, hấp dẫn. Đồng thời, sách cho trẻ đọc cần phải truyền tải một thông điệp tích cực hoặc chứa đựng bài học cuộc sống nhân văn.
Ví dụ, có thể sử dụng những bài thơ hay, văn xuôi, bài văn cổ, hoặc những đoạn văn kinh điển trong các tác phẩm văn học, cho trẻ đọc thành tiếng. Điều này không chỉ giúp trẻ có nhận thức sâu sắc, mà còn học được nhiều kiến thức mới một cách tự nhiên.
Phương pháp này cần được duy trì thực hiện mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài. Đồng thời, không nên ép buộc một cách gay gắt, tiêu cực, mà cần tạo cho con niềm yêu thích đọc sách một cách tự nhiên mới có thể mang lại hiệu quả.
Hành trình giúp con gái nhút nhát chinh phục hơn 700 ngày đọc sách tiếng Anh
Con gái mình là Quỳnh Trang bắt đầu tham gia đọc sách tiếng Anh vào tháng 5/2019 và đã duy trì đọc sách đều đặn mỗi ngày. Đến bây giờ con đã đăng lên Group Đọc sách mỗi ngày của BMyC tổng cộng gần 750 ngày.
Hai chị em Quỳnh Trang và Minh Khôi rất chăm chỉ và kiên trì đọc sách mỗi ngày cùng nhau.
Ngay từ nhỏ, con là một cô gái nhỏ nhút nhát, rụt rè, không thích tiếp xúc với người lạ. Con cũng chưa có thói quen đọc sách hàng ngày. Thế nhưng khi bắt đầu đồng hành cùng con học tiếng Anh tại nhà theo phương pháp của BMyC, đọc sách tiếng Anh là một thói quen bắt buộc phải được tạo dựng. Nhờ đó, con dần hình thành thói quen này mỗi ngày, mỗi ngày mà không cảm thấy khó khăn nữa.
Ban đầu để tạo thói quen đọc sách cho con, mình đã chọn những mẫu truyện đơn giản, ít chữ và nhiều hình ảnh hoặc cho con chọn những truyện con yêu thích để đọc trước. Mình chủ yếu cho bé đọc vào buổi tối, khoảng 15 phút sau khi con đã học xong bài tập trên trường và các nội dung của task học. Thỉnh thoảng trước giờ đến trường, con gái cũng tranh thủ đọc sách 10, 15 phút rồi mới đi học.
Mình đã chọn ứng dụng đọc sách Razkids phù hợp với các tiêu chí muốn giúp con học. Đây là một phần mềm đọc sách khá hay. Nó có cả kho tàng truyện và được sắp xếp theo từng level từ thấp đến cao, phù hợp với các độ tuổi, khả năng của từng bé. Câu chữ cũng gãy gọn, rõ ràng.
Mỗi ngày mình cho bé đọc 1 truyện để con làm quen trước. Khi cho con tự chọn truyện con yêu thích, bé cảm thấy hứng thú hơn. Dần dần mình động viên con tăng số truyện đọc mỗi ngày lên 2 đến 3 truyện. Khi con có vốn từ khá và đọc tốt hơn, mình đã tìm hiểu và mua thêm rất nhiều sách giấy cho con đọc để thay đổi, giúp con đỡ nhàm chán.
Thời gian đầu mình thường xuyên ngồi cạnh nghe con đọc sách. Sau đó mình động viên khen ngợi khích lệ con. Việc lặp đi lặp lại mỗi ngày như thế, con đã hình thành được thói quen đọc sách. Sau khoảng ít tháng thì con tự đọc và tự đăng bài cho tới nay.
Với những bộ sách con thích, con có thể đọc những cuốn sách dày chỉ trong 2, 3 ngày. Đi đâu con cũng kè kè quyển sách bên mình. Nếu được nhận phần thưởng, con cũng chỉ chọn sách mà thôi.
Có một kỷ niệm làm mình nhớ mãi là lần con ốm phải nhập viện điều trị. Lúc soạn đồ vào vali để xách theo, con đã nhờ mẹ xách giùm con ít quyển truyện để cho con đọc. Mình thấy thương con vô cùng. Đó là kỷ niệm không bao giờ mình quên được.
Đọc sách không những giúp con có thói quen tốt, giúp con tự tin, mở rộng kiến thức mà còn giúp con vận dụng được nhiều vào đời sống thực tế. Từ một cô bé nhút nhát, con đã trở nên tự tin, dạn dĩ gấp nhiều lần.
Ngoài ra sự chăm chỉ đọc sách của con cũng truyền được nhiều cảm hứng tích cực cho em trai, bạn bè và những người xung quanh rất nhiều. Đó là điều mà có nằm mơ mình cũng không nghĩ rằng có thể đạt được ngày hôm nay.
Xem thêm: Chia sẻ của phụ huynh Nguyễn Hảo khi đồng hành cùng con học song ngữ tại nhà
Ba lợi ích từ việc đọc sách 10 phút mỗi sáng
Sau khi áp dụng phương pháp này, chỉ trong nửa năm, phụ huynh sẽ không cần phải giục con dậy mỗi sáng. Trẻ sẽ chủ động dậy sớm và tìm đến bàn học. Không còn tình trạng trẻ ì ạch, đợi sự thúc giục từ cha mẹ để bước ra khỏi giường.
Trên thực tế, những đứa trẻ có thể kiên trì dậy sớm và đọc sách 10 phút mỗi sáng đã hơn các bạn cùng trang lứa ở tính tự giác. Tính tự giác sẽ góp phần hình thành nên thói quen tự lập sau này.
Từ khi hình thành thói quen đọc sách buổi sáng, phụ huynh cũng phát hiện ra, sau một năm khả năng tập trung của con đã cải thiện hơn rất nhiều. Đặc biệt đối với lứa tuổi từ 4-12 tuổi, dễ mắc chứng "tăng động giảm chú ý", ảnh hưởng đến khả năng học tập và các mối quan hệ của trẻ. Đọc sách và đọc to có thể cải thiện khả năng tập trung.
Trên thực tế, khi trẻ đọc to, mắt nhìn vào sách, tai chỉ nghe được giọng nói của mình và miệng đọc theo sách. Ở trạng thái này, các biểu hiện về thị giác, thính giác và ngôn ngữ biểu đạt sẽ tập trung cùng lúc. Những đứa trẻ đọc sách vào sáng sớm sẽ đặc biệt chăm chú và nghiêm túc.
Khi đọc thành tiếng, cũng có nghĩa là chúng đang học nội dung của cuốn sách đó. Nếu cho con đọc và làm quen với sách ngoại ngữ như tiếng Anh sẽ giúp con cải thiện điểm số môn tiếng Anh.
Cùng con đọc sách. Ảnh minh họa