Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 [13] về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Thủ tướng phải là người:
Quy trình đề cử ứng cử viên Thủ tướng trong Đảng Cộng sản Việt Nam
Các ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng thường phải là một Ủy viên Bộ Chính trị. Theo quy trình, trước Đại hội Đảng khóa mới, Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ sẽ họp Hội nghị Trung ương để bỏ phiếu các phương án nhân sự cho Quốc hội khóa mới và bầu ra danh sách giới thiệu Thủ tướng cùng các chức danh lãnh đạo khác. Sau Đại hội Đảng khóa mới, Bộ Chính trị trình lại danh sách giới thiệu các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cho Ban Chấp hành Trung ương khóa mới biểu quyết thống nhất để trình Quốc hội khóa mới bầu. Tại "Quy định số 105 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" của Ban Chấp hành Trung ương ngày 19/12/2017[11] có quy định rõ hơn về việc quyết định chức danh Thủ tướng sẽ do Ban Bí thư quyết định.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, dưới sự chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội sẽ giới thiệu tới Quốc hội khóa mới danh sách đề cử ứng viên Thủ tướng dựa theo danh sách giới thiệu đã được Ban Chấp hành Trung ương thông qua theo nguyên tắc lãnh đạo công tác cán bộ của Đảng.[12]
Theo Khoản 8, Điều 8 của "Luật Tổ chức Quốc hội" năm 2014 do Quốc hội khóa XIII ban hành, sau khi được bầu, Thủ tướng phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. Khoản 2, Điều 29, Chương III của "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội" năm 2015 quy định cụ thể hơn: "người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ. Thời gian tuyên thệ không quá 03 phút".
" Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".
Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ không làm việc được trong thời gian dài trong trường hợp khuyết Thủ tướng (từ chức, bãi nhiệm hay qua đời đột ngột), thì cần phải có thông báo chính thức từ cơ quan có thẩm quyền cho đến khi Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ mới.
Lần gần nhất là vào ngày 10 tháng 3 năm 1988, sau khi Phạm Hùng qua đời, Võ Văn Kiệt đương nhiệm phụ trách điều hành Chính phủ trong 3 tháng cho đến khi Đỗ Mười là người tiếp theo được lựa chọn vào ngày 22 tháng 6 năm 1988. Sau đó, Võ Văn Kiệt trở thành Thủ tướng chính phủ đến năm 1997.
Để đáp ứng khả năng lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Đảng, không bị chồng chéo quyền lực về mặt Đảng, cho tới nay, các vị Thủ tướng thường phải là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong số các đại biểu Quốc hội. Thủ tướng cũng thường đồng thời là ủy viên của Đảng ủy Công an Trung ương và Quân ủy Trung ương.
Các ứng viên Thủ tướng này phải đạt các tiêu chuẩn như tốt nghiệp Đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân, lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp trung ương (Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng), các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; từng chủ trì cấp Quân khu nếu công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng: không quá 65 tuổi (trường hợp đặc biệt quá 65 tuổi do Ban Chấp hành Trung ương quyết định). Cụ thể các tiêu chuẩn nêu ở mục dưới đây.
Quy trình đề cử ứng cử viên Thủ tướng trong Đảng Cộng sản Việt Nam
Các ứng cử viên chức vụ Thủ tướng Chính phủ thường phải là một ủy viên Bộ Chính trị. Theo quy trình, trước Đại hội Đảng khóa mới, Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ sẽ họp Hội nghị Trung ương để bỏ phiếu các phương án nhân sự cho Quốc hội khóa mới và bầu ra danh sách giới thiệu Thủ tướng Chính phủ cùng các chức danh lãnh đạo khác. Sau Đại hội Đảng khóa mới, Bộ Chính trị trình lại danh sách giới thiệu các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cho Ban Chấp hành Trung ương khóa mới biểu quyết thống nhất để trình Quốc hội khóa mới bầu.[14][15] Tại Quy định số 105 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Ban Chấp hành Trung ương ngày 19/12/2017[16][17] có quy định rõ hơn về việc quyết định chức danh Thủ tướng Chính phủ sẽ do Ban Bí thư quyết định.
Chủ tịch nước đề cử Thủ tướng theo Hiến pháp, tuy nhiên, các Chủ tịch nước thường đều là ủy viên Bộ Chính trị, vì vậy các đề cử Thủ tướng Chính phủ được Chủ tịch nước giới thiệu cho Quốc hội bầu đều là ứng viên theo danh sách lãnh đạo đề cử mà Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua.
Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2024, có hai nguyên Thủ tướng còn sống. Nguyên Thủ tướng còn sống lớn tuổi nhất là Nguyễn Tấn Dũng và trẻ tuổi nhất là Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Thủ tướng qua đời gần đây nhất là Phan Văn Khải vào ngày 17 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 85 (theo chức danh gốc) và Đỗ Mười vào ngày 1 tháng 10 năm 2018 ở tuổi 101 (theo chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Dưới đây là danh sách các nguyên Thủ tướng còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), chiều ngày 12/6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou; đến thăm đồng chí Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, bà con Việt kiều và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: VOV
Tại các cuộc hội kiến, Thủ tướng Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào; nhấn mạnh đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều này thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng như của cá nhân Chủ tịch nước Trần Đại Quang đối với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội Lào cũng bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn dành sự giúp đỡ, ủng hộ vô cùng to lớn và quý báu cho Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay; cảm ơn Việt Nam đã tích cực ủng hộ để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2016.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng sang thăm đất nước Lào tươi đẹp; đánh giá cao các thành tựu quan trọng mà nhân dân Lào anh em đã giành được trong thời gian qua; chúc mừng Lào đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội Lào khóa VIII và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố lần đầu tiên; chúc mừng các đồng chí Thongloun Sisoulith và Pany Yathotou đã được Quốc hội Lào tín nhiệm bầu làm Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới; đồng thời bày tỏ tin tưởng nhân dân Lào anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII giai đoạn 2016-2020.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đánh giá cao kết quả tốt đẹp của chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Thủ tướng Thongloun Sisoulith (tháng 5/2016) và cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou sang dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (tháng 1/2016).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou. Ảnh: VOV
Các vị lãnh đạo đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước nói chung và giữa Quốc hội, Chính phủ hai nước nói riêng; góp phần quan trọng giúp hai nước đạt được nhiều thành tựu trong Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật Việt - Lào giai đoạn 2011-2020 và Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2011-2015. Hai bên đã trao đổi sâu rộng về các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả, nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước và kết quả Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, phấn đấu hoàn thành thắng lợi Hiệp định hợp tác song phương giữa Chính phủ hai nước giai đoạn 2016-2020, cũng như không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước.
Thủ tướng Thongloun Sisoulith nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để rà soát, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước triển khai tốt các dự án đầu tư liên doanh; không ngừng đẩy mạnh hợp tác Lào-Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo….
Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhất trí sẽ phối hợp với Quốc hội Việt Nam tăng cường giám sát việc triển khai các thỏa thuận và hiệp định giữa hai nước; cũng như sẽ xem xét rà soát các văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt tại Lào trong lao động, kinh doanh, học tập và ổn định cuộc sống tại Lào, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Lào, cũng như đóng góp cho quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong các khuôn khổ hợp tác của Cộng đồng ASEAN, cũng như tại các tổ chức nghị viện khu vực và quốc tế.
* Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến thăm đồng chí Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; đến thăm và nói chuyện cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Lào.
Tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ An ninh Vilay Lakhamphong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Saleumxay Kommasith, cùng các Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào và lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương Lào.
Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; cùng lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Thành phố Hà Nội.
Chuyến thăm tới nước ta của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith là chuyến thăm thứ 2 kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đến nay và tiếp ngay sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước vào tháng 7 vừa qua.
Đây là minh chứng sống động, thể hiện tình cảm tốt đẹp, sâu đậm mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, gắn bó, thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Theo chương trình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ chủ trì lễ đón trọng thể và có buổi hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhằm thảo luận và đề ra nhiều giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới.