Tự kỷ ám thị (tự mình che mắt) hay tự thôi miên (Autosuggestion) tự tâm niệm là thuật ngữ đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân qua năm giác quan của con người, là quá trình tự tâm niệm, tự khích lệ. Tự kỷ ám thị đóng vai trò cầu nối giữ một bên là phần ý thức tạo ra tư duy và một bên là phần tiềm thức tạo ra hành động. Thông qua những suy nghĩ chi phối tâm trí bấy lâu nay vẫn tồn tại trong ý thức (không quan trọng đó là những ý nghĩ tích cực hay tiêu cực), những nguyên tắc của tự kỷ ám thị sẽ chạm đến tiềm thức của con người và tác động đến tiềm thức bằng những suy nghĩ đó.[1] Trong tiếng Việt, tự kỷ ám thị là một từ ghép giữa tự kỷ và ám thị hay còn gọi là tự thôi miên.

Chứng tự ám thị có nguy hiểm không?

Không. Tự kỷ ám thị hoàn toàn không có hại. Tuy nhiên, nếu người bệnh không làm chủ được bản thân, nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro, như tình trạng này kéo dài khiến cho nhiều người luôn có xu hướng suy nghĩ về những điều bi quan, tiêu cực, tự nhận thấy bản thân mắc một chứng bệnh nào đó và luôn tìm cách chạy chữa nhưng hoàn toàn không có thực.

Ám thị tự kỷ có mặt tích cực đi kèm mặt tiêu cực. Nếu người bệnh cảm thấy không kiểm soát được bản thân, không thể tự diễn tập những suy nghĩ hay làm chủ được hành động thì hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa tâm lý để chữa trị.

Tại đây, để xác định xem bệnh nhân đang mắc chứng tự kỷ ám thị ở mức độ nào, đang có những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực nào? Lúc này cần đưa người bệnh đi khám tổng quát và chữa trị về tâm lý theo phác đồ bác sĩ đã đề ra.

Biến chứng rối loạn tự kỷ ám thị

Rối loạn tự kỷ ám thị có mặt tốt nhưng nếu không biết kiểm soát sẽ gây ra những biến chứng, tác động tiêu cực như những niềm tin không phù hợp với thực tế. Bạn luôn có suy nghĩ về việc những điều tồi tệ xảy đến với mình và nó dần chiếm ngự tâm trí bạn. Bạn bắt đầu tin điều đó là sự thật và dần mất đi niềm vui, buông xuôi, đạp đổ những thành quả, sự cố gắng cho hiện tại và tương lai.

Dấu hiệu của chứng tự kỷ ám thị

Tự kỷ ám thị thuộc về tâm thức của mỗi người nên cách biểu hiện ra ngoài thường không giống nhau. Khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá và kết luận, tuy nhiên, thường thì vẫn sẽ có triệu chứng của bệnh tự kỷ, đi kèm với các suy nghĩ hoặc ám thị như:

Phương pháp tự kỷ ám thị tích cực

Hội chứng tự kỷ ám thị mang nhiều lợi ích và phát huy khả năng của mỗi con người. Tuy nhiên, nếu cuống cuồng vào những điều mông lung, tưởng tượng sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái ảo tưởng quá đà, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, những mối quan hệ xung quanh hay thậm chí chính cả bản thân bạn.

Có một số người vẫn tìm cách đánh bại và thoát khỏi bệnh tự kỷ ám thị nhưng theo các chuyên gia bạn nên chọn cách “sống chung với lũ” bằng những phương pháp sau:

Tự kỷ ám thị có phải là bệnh không?

Không. Tự kỷ ám thị không phải là bệnh, trên thế giới có nhiều nhà khoa học áp dụng nó như một phương pháp khoa học để góp phần chữa trị một số vấn đề tâm lý hoặc tạo động lực cho cuộc sống, giúp bạn cải thiện ý chí và tinh thần hiệu quả.

Tùy vào mỗi người mà dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ám thị thường không giống nhau nhưng hầu hết có biểu hiện giống như hội chứng của tự kỷ đi kèm với những ám thị hoặc suy nghĩ bao gồm:

Nguyên nhân hội chứng tự ám thị và yếu tố rủi ro

Đến thời điểm hiện tại, để tìm ra nguyên nhân của hội chứng tự ám thị bản thân, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều giả thuyết, gói gọn lại trong những nguyên nhân phải kể đến sau đây:

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ ám thị

Do môi trường: Một số người có tính cách khép kín, thường sống thu mình với xã hội, hay suy nghĩ bởi không có ai chia sẻ nên họ tự điều chỉnh nhận thức và suy nghĩ của mình, lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn này.

Do chấn thương liên quan đến vùng não bộ: Trong một số trường hợp gặp chấn thương gây ra tổn thương xấu tới não bộ và các nơ ron thần kinh hình thành nên vùng ức chế tạo ra các suy nghĩ sai lệch. Nếu không được nhận biết và chữa trị kịp thời, phần não có thể bị tổn thương vĩnh viễn khiến người bệnh bị tự kỷ ám thị. Đây là nền tảng khiến những niềm tin không đúng được củng cố vững chắc hơn.

Do các yếu tố di truyền: Nhân tố di truyền (gen di truyền) giúp xác định các khả năng gây bệnh trên cơ thể người. Một số bệnh tâm lý cũng có thể do đột biến gen gây ra hoặc tiền sử trong gia đình đã có người gặp phải.

Do phát triển quá sớm: Hàm lượng testosterone trong cơ thể quá lớn khiến nhiều người gặp tình trạng phát dục quá sớm. Đặc biệt, mặc dù tuổi đời còn khá nhỏ nhưng bộ não có thể phát triển như người trưởng thành khiến một số vùng não bị vô hiệu hóa, ví dụ như thùy trán. Vì vậy, người bệnh thiếu khả năng giao tiếp xã hội, tạo nên những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc.

Người bình thường cũng thường xuyên tự vấn hoặc tự nhủ với bản thân và có xu hướng thuyết phục bản thân tin vào điều mà họ muốn tin. Tuy nhiên, ở người tự kỷ ám thị thì niềm tin này có sức mạnh cực kỳ lớn và mạnh mẽ. Họ tin vào điều đó đến nỗi có thể từ chối mọi bằng chứng rành rành trước mắt, gạt bỏ mọi lập luận từ người khác, kể cả chính mình, miễn là điều họ cho là đúng đắn. Thậm chí, những lời chứng minh từ người ngoài còn có thể thuyết phục và vun đắp thêm vào niềm tin của họ.

Ban đầu có thể là do họ cố tình gieo rắc vào tâm trí, sau cùng, những suy nghĩ này sẽ dần hòa trộn lại với cảm xúc và các niềm tin khác và trở thành nguồn động lực để định hướng hành vi, cảm xúc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Điều trị và phòng ngừa tự kỷ ám thị

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị khác nhau nhưng cốt lõi vẫn mong muốn mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ được ưu tiên áp dụng kết hợp cả hai phương pháp đó là sử dụng thuốc và can thiệp tâm lý.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị có thể áp dụng như:

Tự kỷ ám thị là cầu nối giữa ý thức để tạo ra tư duy và tiềm thức biến thành những hành động, giúp bạn vươn lên thành công ngoài mong đợi. Tuy nhiên, nó cũng khiến bạn hoang tưởng, xa rời thực tế. Để phòng người bạn nên ngừng nghi ngờ về bản thân.

Thực tế, không phải ai cũng có thể tự vỗ ngực tự tin tôi có thể hoàn thành tốt 100% công việc được giao. Con người thường tự so sánh bản thân với người khác để lấy đó làm tấm gương phát triển, trau dồi và học tập. Nhưng lỡ vấp phải một sai lầm nào đó, khiến bản thân chùn bước, rơi vào trạng thái mất tự tin, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tự kỷ ám thị.

Để phòng tránh tối đa tình trạng này, chúng ta ý thức rằng bản thân có hơn 90% não bộ chưa sử dụng đến. Muốn chữa tự kỷ ám thị tiêu cực cần thường xuyên ghi lại những dấu hiệu và phải thừa nhận, tự đánh giá trung thực về bản thân mình, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, ức chế.

Ngoài ra, bạn có chế độ ăn uống hợp lý, kế hoạch cụ thể, giữ tinh thần thoải mái, để biến những điều suy nghĩ viển vông thành thực tế, phát triển bản thân.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Tự kỷ ám thị không phải bệnh, nếu biết tận dụng sẽ tạo cơ hội tốt giúp bạn phát minh ra những ý tưởng mới, tự mình vượt qua những biến cố, cuộc sống cân bằng, an nhiên hơn.